“Suy giảm thính lực” - một thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người dưới 50, bởi đây đã trở thành “bệnh chung” của cả những người trẻ với lối sống thiếu lành mạnh. Vậy “dưới 50 tuổi bị suy giảm thính lực có chữa được không? Nguy hiểm như thế nào?”

1. Nguyên nhân những người trẻ bị suy giảm thính lực sớm
Dù là các bạn trẻ hay những người thuộc độ tuổi U70, 80 thì đều có thể bị suy giảm thính lực do các nguyên nhân sau:
7 nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở mọi độ tuổi:
Nguyên nhân do tai:
Suy giảm thính lực do tổn thương tai ngoài: Ráy tai quá nhiều, tai bị chấn thương, thủng màng nhĩ,...
Tổn thương tai giữa: Viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính, xơ cứng tai,...
Tổn thương tai trong: Viêm tai trong, thoái hóa ốc tai, tổn thương do tiếng ồn, do thuốc,...
Tuần hoàn máu đến tai kém: Bệnh tim mạch (huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch,...), bệnh lý tại mạch não (co thắt mạch não, thiếu máu não,..), u thính giác,...
Do bệnh lý: Tiểu đường, béo phì, huyết áp,...
Do tác dụng phụ của thuốc: thuốc kháng sinh nhóm aminosid, hóa trị liệu ung thư, sử dụng liều cao thuốc giảm đau aspirin, ibuprofen và naproxen,...
Do di truyền: Hội chứng Usher, hội chứng Pendred, bệnh Meniere,...
Do chức năng tạng thận suy yếu: Thận được coi là "gốc" của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc sinh tinh, tàng trữ tinh huyết, thông thủy đạo, nạp khí, chủ thính giác. Khi chức năng tạng thận suy yếu, sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn, trong đó có ảnh hưởng đến thính giác, biểu hiện qua các triệu chứng như: suy giảm thính lực, ù tai, mất cân bằng,...
Nguyên nhân khác: sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...
Nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở người dưới 50 tuổi
Suy giảm thính lực ngày càng trẻ hóa, ngày càng nhiều người dưới 50 đã phải đối mặt với ù tai, nghe kém. Nguyên nhân chủ yếu là từ lối sống thiếu lành mạnh. Vậy “lối sống thiếu lành mạnh” là gì?
Tiếp xúc với tiếng ồn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thính lực ở người trẻ. Nghe nhạc qua tai nghe với âm lượng cao (quá 60% âm lượng thiết bị), làm việc trong môi trường ồn ào, thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí có tiếng ồn lớn (như bar, vũ trường,...) trong thời gian dài có thể làm tổn thương các tế bào thính giác, dẫn đến suy giảm thính lực.

Căng thẳng, ngủ không đủ giấc: Một người trưởng thành cần ngủ 7-9h/ mỗi ngày. Nhưng ở hầu hết những người dưới 50 tuổi, đang trên đà phát triển của sự nghiệp: thời gian dành cho công việc quá nhiều, thời gian ngủ ít, thường xuyên căng thẳng, áp lực trong công việc. Thêm vào đó là thói quen sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi,... trước khi ngủ cũng góp phần khiến bạn khó ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của những thiết bị này ức chế sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ, dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi không ngủ đủ giấc, máu trong cơ thể lưu thông kém, bao gồm cả tai. Bên trong tai trong có các tế bào lông nhỏ gọi là stereocilia. Những tế bào này chuyển đổi sóng âm thành năng lượng điện truyền qua dây thần kinh thính giác đến não để được hiểu là âm thanh. Khi những tế bào này không nhận đủ oxy từ máu, chúng có thể chết, không tái sinh và lâu dần gây mất thính lực vĩnh viễn.
2. Suy giảm thính lực ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của những dưới 50 tuổi?
Có thể nói, những người dưới 50 tuổi là những người đang trên đà phát triển và ở đỉnh cao của sự nghiệp. Suy giảm thính lực có thể làm “sụp đổ” những thành tựu này và vô số nguy hiểm khác:
Suy giảm thính lực là một rào cản trong giao tiếp:
Suy giảm thính lực khiến người bệnh không thể nghe rõ lời, khó khăn trong việc nghe và hiểu lời người khác nói, đặc biệt là trong môi trường ồn ào hoặc cuộc trò chuyện nhiều người.
Do nghe không rõ nên người suy giảm thính lực thường có xu hướng nói to hơn bình thường và yêu cầu người khác nói. Điều này gây khó chịu cho người nghe và những người xung quanh. Đặc biệt, nếu không gian trò chuyện là ở quán cafe, nhà hàng hay thư viện, thì hành động này sẽ rất mất lịch sự.
Sẽ rất dễ cảm thông nếu những điều trên gặp ở người già cao tuổi. Với những người dưới 50 tuổi, khó khăn trong việc nghe kém khiến rất nhiều người tự ti, xấu hổ, dần dần cô lập bản thân, ngại giao tiếp với tất cả mọi người.
Suy giảm thính lực ảnh hưởng đến các mối quan hệ:

Suy giảm thính lực ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Không nghe rõ lời nói của người khác khiến người bị suy giảm thính lực thường xuyên hiểu sai ý, dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
Do không thể nghe rõ, họ có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng về cảm xúc và nhu cầu của người khác, dẫn đến thiếu sự thấu hiểu và đồng cảm.
iệc phải cố gắng để nghe và hiểu có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và dễ cáu kỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp.
Do lo lắng về khả năng nghe và giao tiếp, họ có thể hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, dẫn đến ít cơ hội gặp gỡ và giao lưu với bạn bè, người thân, mối quan hệ phai nhạt dần.
Tham khảo: Tai nghe kém nên ăn gì để tốt cho thính giác?
Suy giảm thính lực ảnh hưởng đến hiệu suất công việc:
Nghe kém ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chính xác thông tin của cấp trên hay các thông tin quan trọng trong các cuộc họp, hạn chế trong việc phát biểu ý kiến.
Khó khăn trong việc giao tiếp với khách hàng và đối tác, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.
Nghe kém khiến người bệnh phải hỏi đi hỏi lại cho một thông tin gây mất thời gian và năng suất công việc.
Thêm vào đó, lo lắng bị đánh giá thấp năng lực do vấn đề thính lực, khiến người suy giảm thính lực tự ti, ảnh hưởng đến tinh thần công việc.
3. Dưới 50 tuổi bị suy giảm thính lực có chữa được không?
Hoàn toàn có thể chữa khỏi tình trạng suy giảm thính lực cho người dưới 50 tuổi. Lý do là ở độ tuổi này, thể chất còn khỏe, khả năng đáp ứng với thuốc và trị liệu nhanh, do vậy khả năng phục hồi thính giác cao hơn người cao tuổi.
Do vậy, ngay khi thấy các biểu hiện bất thường của tai: thường xuyên lặp lại câu hỏi, cần tăng âm lượng thiết bị to hơn bình thường, thấy ù hay nặng tai,... người bệnh cần đi khám Tai - Mũi - Họng ngay để loại trừ các nguyên nhân nghe kém như: ráy tai tích tụ quá nhiều, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, xốp xơ tai,.....
Đối với các trường hợp tổn thương dây thần kinh thính giác, tuần hoàn máu tới tai kém và tổn thương tai trong là những trường hợp suy giảm thính lực sớm (suy giảm thính lực ở những người dưới 50 tuổi) mà đi khám không tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp này sẽ chữa theo phương pháp bổ can thận. Theo Y học cổ truyền, thính lực có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của thận. Thận được xem là "gốc" của thính lực, có vai trò nuôi dưỡng và cung cấp năng lượng cho tai. Khi thận khí suy yếu, chức năng này bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề về thính lực, bao gồm: nghe kém, điếc tai, nặng tai, ù tai,... Y học cổ truyền giải thích được nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng suy giảm thính lực và đánh đúng nguyên nhân nên cho hiệu quả cải thiện lâu dài, không lo tái phát.

Suy giảm thính lực có thể chữa khỏi nhờ bổ thận
3 cách cải thiện tình trạng suy giảm thính lực bằng phương pháp bổ can thận:
Sắc/ đun nước uống từ các vị dược liệu có tác dụng bồi bổ can thận: Sơn thù du, cốt toái bổ, Sinh địa, Câu kỷ tử,...
Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa ù tai, nghe kém: lục vị gia giảm, thất vị địa hoàng, thất vị đô khí hoàng, kim quy thận khí hoàn, tư âm bát vị hoàn,...
Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc dược liệu: Bảo Nhĩ Vương, Kim Thính,...
Với những người dưới 50 tuổi bị suy giảm thính lực, để tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong quá trình sử dụng thì lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc dược liệu như Bảo Nhĩ Vương là lựa chọn phù hợp nhất.
Nhưng cũng đừng vội mừng bởi suy giảm thính lực không thể chữa khỏi hoàn toàn kế cả người dưới 50 tuổi nếu nguyên nhân là do: di truyền, do lão thính sớm, tổn thương không hồi phục tế bào lông tai do tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn, ... Tuy nhiên, tình trạng này có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh nhờ Bảo Nhĩ Vương.
4. Bảo Nhĩ Vương - Hỗ trợ cải thiện ù tai, suy giảm thính lực
Bảo Nhĩ Vương là viên uống cải thiện thính lực được sản xuất và phân phối bởi Công ty Dược Minh Phúc.

Mỗi một viên Bảo Nhĩ Vương là sự kết hợp của 7 thành phần dược liệu quý: Sơn thù du, Cốt toái bổ, Câu kỷ tử, Cối xay, Sinh địa, Bạch quả và Hoàng Kỳ, cho tác dụng toàn diện trên tai:
Cải thiện tình trạng ù tai, trong đầu có tiếng ve kêu, lùng bùng lỗ tai.
Tăng cường thính lực, cải thiện tình trạng nghe kém, nghe không rõ phải hỏi đi hỏi lại.
Phòng ù tai, nghe kém do lão hóa theo tuổi tác hay suy giảm thính lực ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn, rượu bia, thuốc lá.
Hỗ trợ giảm viêm tai, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa.
Điểm vượt trội của Bảo Nhĩ Vương so với các sản phẩm khác trên thị trường là ở bộ 3 Sơn thù du - Cốt toái bổ - Bạch quả. Bộ 3 này có gì đặc biệt? Cùng xem Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân - Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam lý giải trong video dưới đây:
Chính vì ưu điểm vượt trội này, trong suốt hành trình hơn 5 năm phát triển, Bảo Nhĩ Vương đã lấy lại thính lực cho rất nhiều người, từ người già đến các bạn trẻ bị suy giảm thính lực sớm. Anh Nguyễn Xuân Trường (43 tuổi) chính là ví dụ: Nhìn a Trường ít ai đoán được anh đã bị suy giảm thính lực (điếc đột ngột) từ năm 41 tuổi, lúc nào cũng cảm thấy âm thanh bị chặn lại. Giao tiếp khó khăn, phải hỏi lại 3-4 lần khiến anh Trường thường xuyên bị bạn bè trêu đùa “mày bị điếc à” khiến anh rất buồn. Anh đi khám bác sĩ, xét nghiệm nước tiểu, máu, chụp CT não, dùng nhiều thuốc mà không đỡ. Vậy nhưng sau khi sử dụng Bảo Nhĩ Vương 2 tháng, khả năng nghe hồi phục 80%, giao tiếp với bạn bè rất dễ dàng:
“Dưới 50 tuổi bị suy giảm thính lực có chữa được không? Nguy hiểm như thế nào?” đã được Dược sĩ Bảo Nhĩ Vương giải đáp ở trên. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc nhận thức đúng về tình trạng và phương pháp điều trị suy giảm thính lực phù hợp.