9 bài tập đơn giản giúp giảm cảm giác tai bị nặng

Người đăng: Nguyễn Nga

Cảm giác tai bị nặng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thính giác của bạn. Đừng lo lắng, với 9 bài tập đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu và loại bỏ cảm giác khó chịu này một cách hiệu quả.

cảm giác tai bị nặng

Tại sao lại có cảm giác tai bị nặng?

Cảm giác tai bị nặng là hiện tượng như có một vật mắc kẹt trong tai, khiến tai có cảm giác nặng nề, bít tắc và nghe kém. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhưng phổ biến nhất vẫn là: 

  • Thay đổi áp suất không khí: Áp suất không khí thay đổi đột ngột trong trường hợp di chuyển bằng máy bay, lái xe lên núi hoặc bơi lặn ở biển. Khi áp suất môi trường thay đổi nhanh chóng khiến vòi nhĩ không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng mất cân bằng áp suất giữa tai và môi trường và gây ra cảm giác tai bị đè nặng.

  • Viêm tai: Khi bị viêm nhiễm, cấu trúc tai sưng phù nề và tiết ra chất lỏng viêm (dịch mủ). Lượng chất lỏng viêm tích tụ khiến tai bị tắc nghẽn, gây đau và nặng tai.

  • Bơi lội: Người thường xuyên bơi lội hay gặp phải tình trạng viêm ống tai (viêm tai ngoài). Ổ viêm tại niêm mạc ống tai gây sưng phù, tăng tiết dịch viêm khiến ống tai bị bít tắc và gây cảm giác tai bị nặng, ù tai.

  • Xoang: Mũi và Tai là hai cơ quan thông với nhau qua vòi nhĩ. Khi viêm xoang, dịch viêm tích tụ trong các xoang và gây bít tắc vòi nhĩ, dẫn đến sự thay đổi áp lực phía sau màng nhĩ

  • Dị ứng: Dị ứng thường kèm theo rất nhiều cảm giác khó chịu, trong đó bao gồm cảm giác tai bị nặng.

  • Bất thường ống Eustachian: Xuất hiện bất thường cấu trúc ống cũng là một nguyên nhân gây ra cảm giác bị nặng tai.

  • Nút ráy tai: Khi lượng ráy tai tích tụ quá nhiều và tạo thành nút ráy tai, gây cản trở đường truyền âm vào vùng tai bên trong. 

  • Rối loạn khớp thái dương - hàm (TMJ): Là sự hoạt động bất thường của hai khớp thái dương-hàm và gây ra triệu chứng đau hàm, nặng tai, ù tai.

viêm, tắc vòi nhĩ

Bít tắc, viêm hoặc bất thường cấu trúc vòi nhĩ khiến tai bạn luôn có cảm giác nặng nề, tắc nghẽn.

9 bài tập đơn giản giúp giảm cảm giác tai bị nặng

Để loại bỏ cảm giác tai bị nặng, bạn có thể tham khảo 9 bài tập đơn giản dưới đây:

1. Thao tác Valsalva

Thao tác Valsalva là một kỹ thuật đơn giản giúp mở rộng vòi nhĩ, giúp thông tắc ống tai và giảm cảm giác nặng tai.

Để bắt đầu bạn hãy chọn một tư thế đứng hoặc ngồi thoải mái. Sau đó hãy thực hiện theo 5 bước hướng dẫn:

  1. Hít vào thật sâu cho đến khi phổi đầy khí.

  2. Bịt mũi: Dùng tay bịt chặt hai lỗ mũi.

  3. Ngậm chặt miệng, đẩy hơi ra bằng mũi, tạo cảm giác như khi xì mũi. Khi thực hiện động tác này, bạn sẽ thấy trong tai có tiếng nổ lộp bộp, đấy là vì vòi nhĩ của bạn đang được thông tắc.

  4. Giữ hơi: Giữ nguyên thao tác này trong vòng 10 giây

  5. Sau 10 giây, thả tay và hít thở như bình thường

Nên lặp lại thao tác Valsalva ít nhất  2-3 lần hoặc cho đến khi cảm giác nặng tai giảm bớt.

2. Thao tác Toynbee

Thao tác Toynbee là một phương pháp đơn giản, ngắn gọn nhằm khai thông ống vòi nhĩ, giúp giảm triệu chứng khó chịu.

Là một thao tác đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước:

  1. Ngậm chặt miệng

  2. Bịt lỗ mũi

  3. Nuốt nước bọt

Nếu sau khi nuốt nước bọt, bạn thấy trong tai có tiếng kêu có nghĩa là vòi nhĩ đã mở ra. Thực hiện 2-3 lần sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn tai.

3. Nuốt nước bọt

Nuốt nước bọt liên tục là một biện pháp giúp bạn giảm ù tai, nặng tai nhanh chóng. 

Hành động nuốt nước bọt sẽ kích thích các cơ xung quanh vòi nhĩ, giúp vòi nhĩ mở ra và giảm bớt cảm giác ù tai, nặng tai. 

Ngoài ra bạn có thể áp dụng những biện pháp khác cùng nguyên tắc mở vòi nhĩ và làm cân bằng áp suất, bao gồm: Nhai kẹo cao su, kẹo cứng và ngậm kẹo.

4. Bài tập ngáp

Ngáp thường gắn liền với sự mệt mỏi, chán nản, đôi khi còn thể hiện sự bất lịch sự. Nhưng thực tế đây là một hành động mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Đối với triệu chứng nặng tai, ngáp làm các cơ vòi nhĩ được kéo giãn và co lại, đồng thời cơ hàm mở rộng làm tai mở rộng, đem lại cảm giác thông thoáng.

Dưới đây là hai bài tập giúp phát huy tối đa hiệu quả việc ngáp:

Bài tập 1: 

  1. Chọn một vị trí thoải mái nhất và nhẹ nhàng nghiêng đầu, đồng thời mở miệng rộng và từ từ.

  2. Sau đó hãy hít vào và thở ra hoàn toàn, thả lỏng vai khi thở ra.

  3. Khi ngáp bạn hãy mở rộng miệng và căng cơ hàm hết cỡ.

  4. Tiếp tục thực hiện 8-10 lần cho đến khi chảy nước mắt. 

Bài tập 2:

  1. Thực hiện từ bước 1 đến bước 3 như bài tập 1

  2. Sau đó, khi ngáp bạn hãy hơi mở môi, hai hàm răng chạm vào nhau. Việc này khi ngáp sẽ làm lỏng các cơ bắp ở cổ họng, kéo dài sự thư giãn, thoải mái xung quanh lưỡi, vùng cổ và hàm.

  3. Tiếp tục thực hiện 8-10 lần cho tới khi chảy nước mắt.

ngáp giảm ù tai

Ngáp là một hành động giúp giảm cảm giác tai bị bít tắc hiệu quả.

5. Bài Tập Jaw Thrust

Bài tập Jaw Thrust (hay bài tập đẩy hàm) là một phương pháp làm giảm bớt tình trạng đau mỏi khớp hàm và thúc đẩy lưu thông máu trong vùng đầu mặt.

Bài tập gồm 4 bước, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  1. Tìm một tư thế ngồi hoặc đứng thẳng thoải mái nhất, cơ thể thả lỏng, đặc biệt là vùng vai.

  2. Tiếp theo bạn hãy đặt ngón cái dưới cằm, sát đường viền hàm.

  3. Sau đó, dùng lực nhẹ nhàng đẩy cằm về phía trước, đến khi cảm nhận được cơ hàm căng ra thì dừng lại.

  4. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 đến 10 giây, sau đó thả lỏng.

Thực hiện động tác 10-15 lần mỗi lần và tập luyện 2-3 lần mỗi ngày.

6. Bài Tập Frenzel Maneuver

Bài tập Frenzel Maneuver được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần:

  1. Bịt mũi lại, hít không khí vào miệng hết cỡ (miệng căng phồng)

  2. Sau đó hãy sử dụng lưỡi đẩy phần không khí trong miệng về phía họng

Hành động này khiến vòi nhĩ mở ra, giúp áp suất được cân bằng và giảm cảm giác khó chịu do tai bị tắc nghẽn.

7. Bài Tập Head Title

Nguyên nhân gây nên cảm giác tai bị nặng có thể là do rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Vì vậy bài tập Head Title (bài tập hàm cổ) có thể giúp làm giảm chứng nặng tai.

Bài tập này gồm ba bước, bạn hãy thực hiện động tác này 5 phút mỗi ngày để thấy được sự cải thiện:

  1. Đặt tay phải của bạn lên trên đỉnh đầu, đồng thời mở rộng khuỷu tay sang bên.

  2. Sau đó bạn nghiêng đầu về bên phải, cho đến khi cảm thấy căng cơ ở bên còn lại, từ cổ xuống xương đòn trái của bạn.

  3. Thực hiện động tác ngược lại cho bên còn lại

Mỗi chu kỳ bạn cần thực hiện bài tập Head Tilt trong 45s và thư giãn 15s

8. Thổi quả bóng bay

Để thổi bóng bay cần sự hoạt động của cơ mũi hoặc miệng để thổi khí vào bóng. Hành động này kích thích mở rộng, thông tắc vòi nhĩ

Với phương pháp này, bóng bay được thổi bằng mũi thay vì miệng. Quả bóng được gắn vào một ống nhỏ, sau đó để vào 1 bên mũi, bên mũi còn lại được bịt kín lại. Tiếp đó bạn hãy dồn hơi để thổi vào bóng bay, lưu ý không được thổi quá to. Hãy thực hiện việc thổi phồng lên rồi để xẹp xuống liên tục, sau đó đổi bên và làm tương tự.

9. Chườm ấm

Bằng cách chườm ấm lên xung quanh tai giúp giãn mạch máu ở đây, từ đó làm giảm viêm và tiêu mủ. 

Bạn có thể dùng khăn ấm chườm trực tiếp hoặc có thể dùng muối hột. Cách sử dụng muối hột không hề phức tạp. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm muối hạt và khăn sạch. Muối hạt được rang vàng, sau đó cho vào khăn vải và chườm lên tai. Đối với phương pháp này bạn cần lưu ý nhiệt độ chườm, nếu quá nóng có thể gây bỏng da, tổn thương da, đặc biệt là trẻ em.

Khi nào cần phải đi khám bác sĩ

khám tình tai

Vậy khi nào cần thăm khám bác sĩ về cảm giác tai bị nặng?

Nguyên nhân và mức độ của bệnh sẽ quyết định thời điểm bạn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Cụ thể:

Trường hợp do chênh lệch áp suất

Cảm giác tai bị nặng xuất hiện khi bạn di chuyển ở những nơi có sự thay đổi về áp suất môi trường (đi máy bay, leo núi, lặn,...) thường không đáng lo ngại. Vì tình trạng này có thể tự hồi phục trong một vài ngày mà không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. 

Trường hợp do viêm nhiễm hoặc tắc vòi nhĩ

Đối với trường hợp viêm tai mũi họng hoặc viêm tắc vòi nhĩ gây nặng tai, bạn cần phối hợp các biện pháp chăm sóc và can thiệp nội khoa phù hợp (dùng thuốc trị triệu chứng,...).

Sau thời gian 1 tuần theo dõi bệnh, nếu bệnh không thuyên giảm và xuất hiện thêm triệu chứng đau tai, chảy mủ, sốt cao,... bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để được thăm khám và điều trị.

Trường hợp nặng tai kéo dài trên 3 tuần

Với những nguyên nhân trên, cảm giác bít tắc có thể biến mất sau một vài ngày đến 2 tuần. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần và có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác như:

  • Đau tai

  • Chóng mặt

  • Mất thính lực

  • Tai chảy mủ

  • Ù tai

Cho thấy đôi tai của bạn cần điều trị càng sớm càng tốt bằng cách phối hợp chăm sóc và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa (bệnh viện tai mũi họng, khoa tai mũi họng) để được bác sĩ thăm khám và đề ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Bảo Nhĩ Vương: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Cảm Giác Tai Bị Nặng Kéo Dài

Cảm giác tai bị nặng kéo dài (trên 3 tuần) không chỉ đơn thuần là do những tác nhân cơ học dễ lý giải, mà còn đến từ sự rối loạn bên trong cơ thể, liên quan đến tạng, khí, huyết. Do đó, việc loại bỏ hoàn toàn triệu chứng này không hề đơn giản.

Dựa vào vấn đề gốc rễ gây nên cảm giác nặng tai, Dược Minh Phúc đã nghiên cứu phát triển viên uống Bảo Nhĩ Vương. Sản phẩm là sự kết hợp giữa 7 loại thảo dược quý tác động toàn diện vào triệu chứng nặng tai, bít tắc.

bao-nhi-vuong

Nguyên nhân do tạng thận hư yếu:

Từ kinh nghiệm ngàn đời, Y học cổ truyền đã chỉ ra mối liên hệ giữa tai và thận đó là “Thận khai khiếu ra tai”. Nói dễ hiểu, Tai được xem là “cửa ngõ” của tạng thận, được nuôi dưỡng nhờ “thận tinh”. Thận hư yếu biểu hiện trực tiếp qua đôi tai, gây ra cảm giác nặng tai, ù tai. Bên cạnh đó, thận yếu cũng làm thiếu hụt “thận tinh” nuôi tai, dẫn đến chức năng thính lực suy giảm. 

Để tác động vào nguyên nhân này, Bảo Nhĩ Vương đã sử dụng ba loại dược liệu quý là Cốt toái bổ, Sơn thù du và Câu kỷ tử. Những dược liệu này có công dụng bổ thận ích tinh, khôi phục chức năng thận, từ đó giúp loại bỏ cảm giác nặng tai.

Nguyên nhân do thiếu máu đến nuôi tai:

Theo quan điểm của y học hiện đại, thiếu máu nuôi tai là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn thính giác. Khi lượng máu cung cấp cho tai không đủ, các tế bào thính giác sẽ không nhận đủ oxy và dưỡng chất, dẫn đến tình trạng ù tai, nặng tai,...

Bảo Nhĩ Vương với thành phần chứa hai dược liệu quý Bạch quả và Sinh địa, có tác dụng bổ huyết, hành huyết, giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi tai. Từ đó cải thiện tình trạng nặng tai, thúc đẩy hồi phục tổn thương và nuôi dưỡng tai từ bên trong.

Nguyên nhân do viêm nhiễm:

Viêm nhiễm gây ứ dịch viêm trong tai, khiến cấu trúc tai bị tổn thương và dẫn đến cảm giác nặng tai khó chịu. Hai kháng sinh thực vật là Cối xay và Hoàng kỳ giúp loại bỏ ổ viêm, giảm dịch viêm làm thông thoáng lỗ tai. 

Hiệu quả của Bảo Nhĩ Vương cũng được nhiều chuyên gia y học phân tích và đánh giá cao. 

  

Cụ thể trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” chiều trên VTC14, Tiến sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Văn Quân có phần chia sẻ về “Tam bảo” trong Bảo Nhĩ Vương.

Để giảm cảm giác tai bị nặng điều bạn cần làm là áp dụng 9 phương pháp được đưa ra trong bài viết, đồng thời theo dõi thêm triệu chứng bệnh để được thăm khám kịp thời. Và đừng quên sử dụng Bảo Nhĩ Vương - Giải pháp hiệu quả cho người bị cảm giác tai bít nặng kéo dài.













Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Tại sao nên mua ngay BẢO NHĨ VƯƠNG giảm ù tai:
- Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành: Đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như an toàn
- Tác dụng đẩy lùi ù tai, nghe kém rõ rệt rất nhiều khách hàng kiểm chứng
- Cơ chế hướng đích vào tai trong nên vượt trội so với sản phẩm khác ở những tình trạng ù tai không rõ nguyên nhân
Tổng giá: 540.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)
- Mua 3 hộp: Miễn phí vận chuyển
- Mua 5 hộp: Giá ưu đãi 170.000 VNĐ/hộp
- Mua 10 hộp: Tặng ngay 1 hộp