Viêm tai giữa người lớn: Hiểu đúng để điều trị đúng

Người đăng: Nguyễn Nga

Viêm tai giữa người lớn vẫn còn nhiều hiểu lầm và băn khoăn như: chảy dịch chảy mủ mới là thủng màng nhĩ? Viêm tai giữa có lây không? Tại sao viêm tai giữa tái đi tái lại? Khi hiểu đúng về căn bệnh này mới có cách giải quyết đúng đắn. Vì vậy bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Có phải cứ chảy dịch mủ mới là viêm tai giữa người lớn? 

Nhiều người cho rằng cứ thủng màng nhĩ thì mới là viêm tai giữa nhưng không biết rằng, có nhiều trường hợp viêm tai giữa mà không có dấu hiệu chảy dịch mủ hay sốt. Có 3 loại viêm tai giữa: viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn tính và viêm tai giữa thanh dịch. Mỗi loại có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết riêng biệt:

viêm tai giữa người lớn

  • Viêm tai giữa cấp (AOM): Viêm tai giữa cấp là giai đoạn đầu của bệnh, thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần, trong một số trường hợp có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Dấu hiệu điển hình của viêm tai giữa cấp là:

    • Đau tai dữ dội: Cảm giác đau có thể tăng lên khi nằm nghiêng hoặc khi nuốt.

    • Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc cao lên đên 39 độ C

    • Nghe kém: Viêm gây tắc nghẽn ống Eustachian, dẫn đến giảm thính lực.

    • Chảy dịch: Trong trường hợp viêm tai giữa cấp có mủ, dịch mủ có thể chảy ra từ tai, đặc biệt nếu màng nhĩ bị thủng.

  • Viêm tai giữa có mủ mạn tính (CSOM): là tình trạng viêm mãn tính ở tai giữa và khoang xương chũm, dịch tiết tai dai dẳng hoặc tái phát qua lỗ thủng màng nhĩ hoặc ống thông khí là triệu chứng nổi bật nhất [1]. Viêm tai giữa có mủ mạn tính thường xảy ra khi viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách hoặc không điều trị triệt để. Đây là tình trạng viêm kéo dài trên 3 tháng. Triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính tương tự viêm tai giữa cấp nhưng lúc này, người bệnh có thể kèm theo triệu chứng suy giảm thính lực kéo dài. CSOM gây mất thính lực dẫn truyền và có thể làm hỏng các xương nhỏ ở tai giữa. Nó cũng làm tăng nguy cơ mất thính lực thần kinh cảm giác vĩnh viễn (mất thính lực do tổn thương tai trong) và các biến chứng nội sọ

  • Viêm tai giữa thanh dịch (OME): Viêm tai giữa thanh dịch (hay viêm tai giữa không có mủ) là tình trạng viêm tai giữa mà không có sự xuất hiện của dịch mủ. Viêm tai giữa thanh dịch có thể khởi phát sau khi nhiễm vi-rút hoặc sau đợt viêm tai giữa cấp - khi quá trình viêm giảm bớt nhưng dịch mủ ở tai giữa vẫn tồn tại [1]. Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa thanh dịch thường gặp là:

    • Nghe kém: Sự tích tụ dịch trong tai giữa làm giảm khả năng nghe, nhưng không gây đau tai dữ dội. 

    • Cảm giác đầy tai: Người bệnh có thể cảm thấy tai bị tắc hoặc đầy.

    • Không có chảy dịch: Không có dịch mủ chảy ra từ tai, chỉ có dịch trong tai giữa.

    • Đau nhẹ: Nếu có đau, cảm giác này thường không dữ dội, có thể chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ.

2. Viêm tai giữa người lớn nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm tai giữa người lớn, bao gồm nhiễm trùng, yếu tố môi trường, cơ địa và bệnh lý nền: 

viêm tai giữa người lớn do nguyên nhân nhiễm khuẩn

  • Do nhiễm khuẩn: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Các vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis thường được xác định là thủ phạm chính gây nên tình trạng viêm tai giữa cấp tính. Những tác nhân này có thể xâm nhập vào tai giữa qua ống Eustachian khi có sự tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm từ các cơ quan lân cận như mũi, họng, và xoang. Đặc biệt, các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hoặc cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến ứ đọng dịch trong tai giữa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

  • Yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch suy giảm: Ở người lớn tuổi hoặc những người có bệnh nền như tiểu đường, HIV/AIDS, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, nguy cơ mắc viêm tai giữa tăng cao hơn do khả năng đề kháng với nhiễm trùng kém. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ miễn dịch suy yếu không chỉ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa cấp tính mà còn khiến tình trạng này dễ tiến triển thành mạn tính, kéo dài và khó điều trị hơn [2].

  • Yếu tố môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, và thói quen sinh hoạt kém là những yếu tố nguy cơ đáng kể. Việc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc, dù là chủ động hay thụ động, có thể gây kích thích ứng niêm mạch đường hô hấp, viêm nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của vòi nhĩ – đường thông giữa mũi họng và tai giữa. Khi vòi nhĩ bị tắc nghẽn, dịch nhầy ứ đọng trong tai giữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. Ngoài ra, khói thuốc còn làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. 

  • Chấn thương hoặc tác động vật lý. Ví dụ, việc làm sạch tai không đúng cách, sử dụng tăm bông hoặc vật nhọn đưa sâu vào ống tai có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Chấn thương áp suất do thay đổi độ cao đột ngột khi đi máy bay hoặc lặn biển cũng có thể gây viêm tai giữa do sự mất cân bằng áp suất làm tổn thương tai giữa.

Các yếu tố ít gặp nhưng vẫn cần lưu ý bao gồm dị ứng, u nang hoặc khối u trong mũi và họng. Tình trạng dị ứng có thể gây tắc nghẽn ống Eustachian và làm ứ dịch trong tai giữa, dẫn đến viêm nhiễm. Trong khi đó, các khối u lành tính hoặc ác tính ở vòm họng, chẳng hạn như u nhú hoặc ung thư vòm họng, có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí và dịch, từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm tai giữa kéo dài.

Tóm lại, viêm tai giữa ở người lớn thường là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm nhiễm trùng, cơ địa, môi trường và chấn thương. Việc xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, mất thính lực hoặc viêm xương chũm.

>> Xem thêm: Bị viêm tai giữa có mủ ở người lớn có nguy hiểm không?

3. Phương pháp điều trị viêm tai giữa người lớn tốt nhất hiện nay

Hiện tại, phương pháp điều trị viêm tai giữa người lớn chủ yếu là dùng kháng sinh, giảm đau và phẫu thuật: 

3.1. Sử dụng kháng sinh (điều trị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn)

Sau khi chẩn đoán nguyên nhân viêm tai giữa do vi khuẩn, người bệnh cần nhanh chóng sử dụng kháng sinh để cải thiện và ngăn ngừa biến chứng:

kháng sinh điều trị viêm tai giữa

  • Amoxicillin: Đây là kháng sinh nhóm beta-lactam được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm tai giữa. Amoxicillin có khả năng diệt khuẩn mạnh, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–10 ngày.

  • Amoxicillin-Clavulanate (Augmentin): Được chỉ định khi bệnh không đáp ứng với Amoxicillin đơn thuần hoặc trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn sản sinh beta-lactamase kháng thuốc.

  • Azithromycin hoặc Clarithromycin: Kháng sinh nhóm Macrolid được dùng thay thế trong trường hợp bệnh nhân dị ứng Penicillin. Các lựa chọn khác cho bệnh nhân dị ứng với penicillin là cefdinir, cefpodoxime hoặc cefuroxime

  • Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: ceftriaxone 50 mg/kg mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp [3]

Liệu trình kháng sinh hợp lý:

  • Các nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị kháng sinh, ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm, để tránh tình trạng kháng thuốc.

  • Đánh giá lại hiệu quả sau 48–72 giờ điều trị để cân nhắc điều chỉnh kháng sinh nếu cần thiết.

3.2. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm triệu chứng do viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường gây ra các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sốt cao và tình trạng viêm lan rộng. Các thuốc giảm đau và chống viêm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng này.

  • Ibuprofen hoặc acetaminophen: giúp giảm đau, giảm sốt và kiểm soát tình trạng viêm tai hiệu quả.

  • Paracetamol: Lựa chọn an toàn cho những bệnh nhân không dung nạp NSAIDs. Paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhanh chóng trong các trường hợp nhẹ đến trung bình.

3.3. Sử dụng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa tại chỗ

Điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ tai là phương pháp hỗ trợ quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp viêm tai giữa cấp tính hoặc có chảy mủ.

  • Thuốc nhỏ tai kháng sinh: Như Ciprofloxacin hoặc Ofloxacin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và giúp dịch mủ thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đây là lựa chọn an toàn cho bệnh nhân có thủng màng nhĩ.

  • Thuốc nhỏ tai giảm đau: Các thuốc có chứa Lidocaine giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.

nhỏ tai trị viêm tai giữa

Lưu ý:  Khi sử dụng thuốc nhỏ tai để điều trị viêm tai giữa tại chỗ, điều quan trọng cần lưu ý là chỉ dùng khi có thủng màng nhĩ (viêm tai giữa chảy nhiều dịch mủ). Lúc này, thuốc nhỏ tai mới có thể đi trực tiếp vào tai giữa, giúp tiêu viêm, diệt khuẩn và cải thiện tình trạng bệnh. Ngược lại, nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn, thuốc nhỏ tai sẽ không thể thấm vào tai giữa, khiến việc điều trị không có tác dụng mà còn có thể gây kích ứng hoặc nấm ống tai ngoài.

3.4. Dẫn dịch lưu trong tai giữa

Viêm tai giữa có thể gây tích tụ dịch mủ trong tai giữa, gây áp lực lớn và làm tổn thương màng nhĩ. Các thủ thuật dẫn lưu dịch được áp dụng trong những trường hợp viêm kéo dài hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa.

  • Chích rạch màng nhĩ (Myringotomy): Thủ thuật này giúp tạo một đường dẫn nhỏ trên màng nhĩ để dịch mủ thoát ra ngoài, giảm đau và áp lực trong tai.

  • Đặt ống thông khí (Tympanostomy Tubes): Ống thông khí được đặt vào màng nhĩ để duy trì sự thông thoáng và ngăn dịch mủ tái tích tụ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp viêm tai giữa mạn tính.

3.5. Phẫu thuật để phục hồi tổn thương do viêm tai giữa gây ra

Khi viêm tai giữa không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên hoặc có biến chứng, phẫu thuật sẽ được chỉ định:

  • Vá màng nhĩ (Tympanoplasty): Điều trị tình trạng thủng màng nhĩ kéo dài và giúp phục hồi thính lực.

  • Phẫu thuật xương chũm (Mastoidectomy): Áp dụng khi viêm lan rộng đến xương chũm, ngăn ngừa biến chứng như áp xe não hoặc viêm màng não.

Các nghiên cứu cho thấy, phẫu thuật mang lại kết quả tích cực trong việc khắc phục tổn thương tai giữa và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

4. Tại sao viêm tai giữa người lớn dễ tái lại, khó điều trị dứt điểm? Có cần lưu ý gì trong điều trị không?

4.1. Tại sao viêm tai giữa người lớn dễ tái lại, khó điều trị dứt điểm?

Viêm tai giữa ở người lớn thường dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm vì nhiều lý do:

cấu tạo tai

  • Cấu trúc ống Vòi nhĩ bất thường: Một số người trưởng thành có ống Eustachian (vòi nhĩ) trong tai phát triển bất thường, hình dạng và kích thước không hoàn toàn thuận lợi cho việc thoát dịch, dẫn đến khả năng làm sạch tai giữa bị hạn chế. Khi ống Eustachian không hoạt động tốt, dịch và vi khuẩn có thể bị giữ lại trong tai giữa, gây viêm và tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh lý tái phát.

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch không đủ mạnh, khả năng chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ giảm, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Các bệnh lý nền như viêm mũi họng, viêm xoang, dị ứng hoặc cảm cúm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và lây lan lên tai giữa, gây viêm. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi các bệnh lý này không được điều trị dứt điểm. Ngoài ra, thói quen không tốt như ngoáy tai sai cách, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hoặc không vệ sinh tai đúng cách cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai giữa tái phát, bởi chúng có thể gây tổn thương tai và làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Thông thường những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc viêm tai giữa và khó trị dứt điểm hơn người khỏe mạnh bình thường.

  • Tính chất mãn tính của bệnh:  Viêm tai giữa mãn tính thường kéo dài với các đợt viêm tái diễn và tổn thương lâu dài cho tai giữa, đặc biệt là khi bệnh nhân không tuân thủ đúng liệu trình điều trị hoặc không điều trị triệt để. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, hoặc thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.

4.2. Cần lưu ý gì trong điều trị viêm tai giữa người lớn?

Khi điều trị viêm tai giữa người lớn bạn cần chú ý:

  • Điều trị đúng phác đồ và đủ liệu trình: Khi bị viêm tai giữa, điều quan trọng nhất là tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị viêm do vi khuẩn, tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng loại thuốc và đủ liệu trình dù các triệu chứng có thể giảm bớt trước khi hoàn thành liệu trình. Việc dừng thuốc sớm có thể khiến vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ tái phát hoặc kháng thuốc.

  • Chú ý vệ sinh tai sạch sẽ: Việc giữ tai sạch sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị viêm tai giữa. Bạn cần tránh ngoáy tai quá sâu hoặc sử dụng các vật sắc nhọn để làm sạch tai, vì điều này có thể gây tổn thương màng nhĩ và làm viêm nhiễm nặng thêm. Đồng thời, bạn cũng nên tránh để nước vào tai khi tắm hoặc bơi lội, bởi nước có thể mang theo vi khuẩn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Điều trị các bệnh lý nền kịp thời: Các bệnh lý như viêm mũi họng, viêm xoang, dị ứng hoặc cảm cúm có thể là yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến viêm tai giữa dễ tái phát. Do đó, nếu bạn có những bệnh lý này, cần điều trị kịp thời và triệt để. Việc kiểm soát tốt các bệnh lý nền sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập lên tai giữa và gây viêm.

  • Theo dõi triệu chứng và tái khám định kỳ: Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, bạn cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của mình. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như đau tai dữ dội, sốt cao, hoặc chất lỏng chảy ra từ tai, bạn nên đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, sau khi hoàn thành đợt điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu tái khám để đánh giá kết quả và đảm bảo không có biến chứng nào.

  • Tránh các yếu tố làm bệnh tái phát: Viêm tai giữa có thể tái phát do các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm không khí, khói bụi, hoặc sự thay đổi đột ngột về thời tiết. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những yếu tố này, đặc biệt là trong thời gian điều trị. Nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hãy đeo khẩu trang hoặc bảo vệ tai của mình khi ra ngoài.

  • Duy trì sức khỏe hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Vì vậy, ngoài việc điều trị viêm tai giữa, bạn cần chú ý duy trì sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, và ngủ đủ giấc. Các vitamin và khoáng chất như vitamin C, D, và kẽm có thể giúp cải thiện sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

  • Sử dụng biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa tái phát: Sau khi điều trị, bạn cần chú ý phòng ngừa viêm tai giữa tái phát. Hãy giữ vệ sinh tai sạch sẽ, không để nước bẩn vào tai và tránh tình trạng dị ứng hay viêm nhiễm hô hấp. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen dùng tai nghe, hãy tránh sử dụng quá lâu và điều chỉnh âm lượng hợp lý để không làm tổn thương tai. Cũng cần tránh các yếu tố có thể gây nhiễm trùng như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khói thuốc.

5. Ưu điểm của bộ đôi Bảo Nhĩ Vương trong hỗ trợ cải thiện viêm tai giữa người lớn?

Bộ đôi Bảo Nhĩ Vương – gồm viên uống Bảo Nhĩ Vương và Nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop – là giải pháp hỗ trợ cải thiện viêm tai giữa ở người lớn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa tác động từ bên trong và bên ngoài. Với  3 ưu điểm nổi bật trong hỗ trợ cải thiện viêm tai giữa, Bảo Nhĩ Vương là sản phẩm không chỉ các bạn trẻ, mẹ bỉm mà cả người già tin dùng:

bộ đôi bảo nhĩ vương

5.1. Tác động từ gốc đến ngọn – xử lý toàn diện viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở người lớn không chỉ gây đau nhức, chảy dịch khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dai dẳng. Nguyên nhân chính là do tổn thương sâu trong ống tai kết hợp với hệ miễn dịch suy giảm khiến quá trình hồi phục trở nên khó khăn. Bộ đôi Bảo Nhĩ Vương mang đến giải pháp “từ gốc đến ngọn” nhờ sự kết hợp của viên uống và dung dịch nhỏ tai: 

  • Bảo Nhĩ Vương Drop khi nhỏ trực tiếp vào tai sẽ giúp làm sạch, kháng khuẩn và giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức, giảm tiết dịch mủ tức thì.

  • Cùng lúc đó, viên uống Bảo Nhĩ Vương tác động từ bên trong cơ thể, chống viêm, bổ thận, tăng cường khí huyết và cải thiện tuần hoàn máu đến tai, và tăng cường sức đề kháng tổng thê,  giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. 

Cơ chế kép trong uống ngoài nhỏ này đảm bảo vừa cải thiện nhanh triệu chứng cấp tính, vừa xử lý nguyên nhân gốc rễ của bệnh, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

5.2. Thành phần thảo dược tự nhiên – kháng viêm và phục hồi tổn thương

Điểm nổi bật của bộ đôi Bảo Nhĩ Vương là sự kết hợp các thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và phục hồi tổn thương ở tai.

Nhỏ tai với thành phần khổ sâm, tinh dầu đinh hương và tinh dầu tràm nổi tiếng với khả năng ức chế vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và hạn chế sự lây lan của tác nhân gây bệnh. Đặc biệt khổ sâm có tác dụng cải thiện mạch máu ngay cả khi dùng tại chỗ, cho tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương do viêm tai giữa nhanh hơn các dược liệu khác vốn chỉ có tác dụng khi dùng đường uống.

thành phần bảo nhĩ vương

Viên uống với thành phần cối xay và hoàng kỳ, trong đó: Hoàng kỳ nổi tiếng trong y học cổ truyền với công dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cối xay có tác dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng khó chịu như ù tai, đau tai do viêm tai giữa.

Sự kết hợp của các thảo dược này không chỉ giúp giảm đau nhức và sưng viêm mà còn hỗ trợ phục hồi tổn thương hiệu quả, trả lại môi trường khỏe mạnh cho tai. Đây là ưu điểm vượt trội so với các giải pháp thông thường chỉ tập trung vào giảm triệu chứng mà không xử lý tổn thương bên trong.

5.3. Phòng ngừa viêm tai giữa tái phát – giải quyết khó khăn lớn nhất

Một trong những vấn đề khó khăn nhất khi điều trị viêm tai giữa ở người lớn là bệnh rất dễ tái phát, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch kém hoặc sức khỏe thính giác suy giảm. Viên uống Bảo Nhĩ Vương với công dụng bổ thận, tăng cường tuần hoàn khí huyết sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tăng sức đề kháng cho tai. Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan chủ về tai. Khi thận khỏe, khả năng nghe và tự bảo vệ của tai cũng được cải thiện. Đồng thời, Bảo Nhĩ Vương Drop giúp duy trì ống tai sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát. Nhờ sự kết hợp này, nguy cơ tái phát dai dẳng được giảm thiểu đáng kể, mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.

6. Giải đáp thắc mắc về viêm tai giữa người lớn

Bên cạnh những kiến thức chung về viêm tai giữa đã được đội ngũ Dược sĩ Bảo Nhĩ Vương cung cấp ở trên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi từ các bạn gửi về Website baonhivuong.vn xoay quanh tình trạng này: 

Câu hỏi 1: Bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ở người lớn tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng biến chứng của nó khá nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát với các triệu chứng như đau nhức tai, chảy dịch, ù tai, và suy giảm thính lực nhẹ. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh kéo dài hoặc điều trị không triệt để, viêm tai giữa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Thủng màng nhĩ do áp lực của dịch mủ tại tai giữa. Màng nhĩ bị thủng dẫn đến suy giảm thính lực và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.

  • Viêm xương chũm: Vi khuẩn từ tai giữa có thể lan đến xương chũm (phía sau tai), gây sưng đau dữ dội, nhiễm trùng xương và phá hủy cấu trúc xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tai.

  • Suy giảm thính lực vĩnh viễn: Viêm kéo dài làm tổn thương màng nhĩ, chuỗi xương tai và dây thần kinh thính giác, khiến thính lực suy giảm không thể phục hồi.

  • Biến chứng nội sọ: Trong trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có thể lây lan vào não gây viêm màng não, áp xe não, đe dọa tính mạng người bệnh.

  • Nhiễm trùng lan rộng: Viêm tai giữa nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt nguy hiểm ở người có sức đề kháng yếu.

  • Viêm màng não: Vi khuẩn từ tai giữa có thể xâm nhập vào não qua đường máu, gây viêm màng não với các triệu chứng nguy hiểm như sốt cao, đau đầu dữ dội và cứng cổ.

  • Áp xe não: Nhiễm trùng lan vào não, tạo ra các ổ mủ (áp xe), gây tổn thương não bộ và nguy hiểm đến tính mạng.

  • Liệt dây thần kinh mặt: Vi khuẩn tấn công vào dây thần kinh số VII gần tai giữa, gây liệt mặt một bên, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ mặt.

Viêm tai giữa cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Câu hỏi 2: Viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Viêm tai giữa ở người lớn có thể tự khỏi trong trường hợp nhẹ, do virus gây ra và hệ miễn dịch của cơ thể đủ mạnh để tự chống lại nhiễm trùng. Thường những trường hợp này chỉ gây đau nhẹ, không có dịch mủ hoặc triệu chứng kéo dài. Tuy nhiên, nếu viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra, xuất hiện các dấu hiệu như đau nhức dữ dội, chảy dịch mủ, sốt cao hoặc tình trạng ù tai kéo dài, thì bệnh không thể tự khỏi và cần được điều trị y tế kịp thời. Bệnh kéo dài hoặc không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm hay suy giảm thính lực vĩnh viễn. Vì vậy, dù bệnh có dấu hiệu nhẹ hay nặng, người bệnh vẫn nên thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Câu 3: Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa không lây trực tiếp từ người này sang người khác, nhưng có thể lây lan gián tiếp qua các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cụ thể, vi khuẩn hoặc virus gây viêm họng, cảm cúm, viêm xoang có thể lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh (ho, hắt hơi, nói chuyện). Khi các bệnh lý này xuất hiện, vi khuẩn và virus có thể lan từ mũi họng lên tai giữa qua ống Eustachian (vòi nhĩ), gây tích tụ dịch và dẫn đến viêm tai giữa. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe hô hấp, giữ vệ sinh cá nhân và tránh lây nhiễm các bệnh đường hô hấp là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm tai giữa.

Câu 4: Bị viêm tai giữa có điều trị dứt điểm được không?

Viêm tai giữa có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Đối với các trường hợp viêm cấp tính, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, kết hợp thuốc kháng viêm và giảm đau để kiểm soát triệu chứng. Nếu tai giữa tích tụ dịch mủ, cần thực hiện thủ thuật dẫn lưu để giải phóng dịch, giúp bệnh nhanh hồi phục. Tuy nhiên, với viêm tai giữa mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn vì tai đã bị tổn thương kéo dài, có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ và thính lực. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và không tự ý ngừng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc. Đồng thời, việc chăm sóc tai đúng cách, giữ vệ sinh tai sạch sẽ và điều trị triệt để các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm xoang cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Nếu không điều trị đúng cách, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm hoặc giảm thính lực vĩnh viễn. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Viêm tai giữa người lớn tuy ít xảy ra biến chứng nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm, thường xuyên tái lại và sự đau nhức, chảy dịch mủ khiến người bệnh không khỏi khó chịu. Hy vọng với những kiến thức, giải pháp điều trị và những lưu ý chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp bạn đọc sớm cải thiện tình trạng này. 

Tài liệu tham khảo:
[1] Pubmed - Otitis media: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7097351/#:~:text=Otitis%20media%20(OM)%20or%20middle,diseases%20in%20young%20children%20worldwide. - Cập nhật ngày 30/12/2024
[2] Pubmed - Innate Immunity: Orchestrating Inflammation and Resolution of Otitis Media: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6752202/ - Cập nhật ngày 30/12/2024



Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Tại sao nên mua ngay BẢO NHĨ VƯƠNG giảm ù tai:
- Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành: Đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như an toàn
- Tác dụng đẩy lùi ù tai, nghe kém rõ rệt rất nhiều khách hàng kiểm chứng
- Cơ chế hướng đích vào tai trong nên vượt trội so với sản phẩm khác ở những tình trạng ù tai không rõ nguyên nhân
Tổng giá: 540.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)
- Mua 3 hộp: Miễn phí vận chuyển
- Mua 5 hộp: Giá ưu đãi 170.000 VNĐ/hộp
- Mua 10 hộp: Tặng ngay 1 hộp