Viêm tai giữa có mủ ở người lớn thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa có mủ người lớn.
1. Tại sao người lớn bị viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa có mủ ở người lớn do nhiều yếu tố:
Rối loạn chức năng lông mao
Cấy ghép ốc tai
Thiếu vitamin A
Các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae và Moraxella (Branhamella) catarrhalis chịu trách nhiệm cho hơn 95%
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Dị ứng
Tiếp xúc với khói thuốc
Trào ngược dạ dày thực quản
Thói quen vệ sinh tai: sử dụng tăm bông thường xuyên, dùng vật nhọn để ngoáy tai, vệ sinh tai quá mức,...
2. Bị viêm tai giữa có mủ người lớn có nguy hiểm không?
Biểu hiện của viêm tai giữa có mủ ở người lớn gây nhiều biểu hiện khó chịu và đau đớn:
Đau tai có thể từ nhẹ đến dữ dội, thường cảm thấy nhức nhối hoặc căng tức. Đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi nuốt, nhai, hoặc nằm nghiêng.
Dịch mủ có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu, và thường có mùi hôi gây kém tự tin.
Giảm khả năng nghe do dịch mủ làm tắc nghẽn ống tai giữa hoặc ảnh hưởng đến các cấu trúc liên quan đến việc truyền âm thanh.
Cảm giác như tai bị nghẹt hoặc đầy ắp, trong đầu nghe tiếng ve kêu.
Có thể cảm thấy ngứa trong hoặc xung quanh tai do viêm nhiễm và sự kích thích từ dịch mủ.
Viêm tai giữa có mủ người lớn thường đi kèm với sốt nhẹ hoặc cảm giác cơ thể mệt mỏi, cảm giác ốm yếu, đặc biệt trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.
Khó ngủ: Đau và khó chịu do viêm tai giữa có mủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây khó khăn trong việc nghỉ ngơi.
Không chỉ vậy, viêm tai giữa có mủ người lớn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể tái đi tái lại và gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
Do sự sắp xếp phức tạp của các cấu trúc trong và xung quanh tai giữa, các biến chứng, một khi đã phát triển, sẽ rất khó điều trị. Các biến chứng có thể được chia thành các biến chứng ngoài sọ và biến chứng nội sọ [1]:
Biến chứng ngoài sọ:
Mất thính lực: Đây là biến chứng phổ biến nhất, có thể là mất thính lực dẫn truyền (do tổn thương xương con hoặc màng nhĩ) hoặc mất thính lực thần kinh cảm giác (do tổn thương tế bào thần kinh thính giác).
Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ bị thủng có thể tự lành hoặc để lại lỗ thủng vĩnh viễn, gây mất thính lực và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Viêm tai giữa mạn tính có mủ: Viêm tai giữa có mủ người lớn để lâu dài gây tổn thương cấu trúc tai giữa, có thể kèm theo cholesteatoma.
U xơ tử cung
Xơ cứng màng nhĩ
Viêm xương chũm
Viêm mê đạo
Liệt mặt
U hạt cholesterol
Viêm da dạng chàm truyền nhiễm
Biến chứng ngoài sọ phổ biến nhất là áp xe dưới màng xương, tiếp theo là viêm xương chũm và liệt mặt [2].
Biến chứng nội sọ:
Viêm màng não: Nhiễm trùng màng não, gây sốt cao, đau đầu dữ dội, cứng cổ.
Tràn mủ dưới màng cứng: Mủ tích tụ dưới màng cứng, gây áp lực lên não.
Áp xe não
Áp xe ngoài màng cứng
Huyết khối xoang bên
Tràn dịch não tủy do viêm tai
Áp xe não là một biến chứng rất nghiêm trọng của viêm tai giữa có mủ người lớn
Áp xe não là biến chứng rất nghiêm trọng. Vị trí phổ biến nhất của áp xe não là thùy thái dương, tiếp theo là tiểu não. Tỷ lệ tử vong do áp xe não được nhà khoa học Kangsanarak (Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Y, Đại học Chiang Mai, Thái Lan) và các công sự là 33%; Osma (Đại học Dicle, Trường Y, Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ) và cộng sự ( 6 ) là 20% [2].
Tỷ lệ tử vong do viêm tai giữa thường là thứ phát sau các biến chứng nội sọ. Tỷ lệ tử vong đã giảm từ 75% trong giai đoạn trước khi có kháng sinh xuống còn 5% trong giai đoạn có kháng sinh ở các nước phát triển.
3. Cách xử lý viêm tai giữa có mủ người lớn, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
Để điều trị dứt điểm viêm tai giữa có mủ người lớn, ngăn các biến chứng xảy ra, người bệnh cần kết hợp điều trị Y tế và chăm sóc tại nhà:
Điều trị Y tế:
Sử dụng thuốc kháng sinh: Kháng sinh thường được dùng trong điều trị viêm tai giữa có mủ là amoxicillin, cefpodoxime, cefuroxime. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc ngay khi triệu chứng giảm.
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.
Hút dịch mủ: Trong trường hợp dịch mủ tích tụ quá nhiều trong tai giữa, bác sĩ có thể tiến hành hút dịch mủ bằng cách chọc màng nhĩ. Phương pháp này giúp giảm áp lực trong tai và giảm nguy cơ biến chứng.
Sử dụng kháng sinh tại chỗ (nhỏ tai có kháng sinh)
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi các biện pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể được chỉ định. Phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ các phần bị viêm nhiễm, loại bỏ mủ và phục hồi chức năng tai.
Chăm sóc người lớn bị viêm tai giữa có mủ tại nhà:
Giữ vệ sinh tai sạch sẽ: Vệ sinh tai đúng cách là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Sử dụng bông gòn thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng vùng tai ngoài, tránh đưa các vật cứng hoặc sắc nhọn vào tai để không làm tổn thương thêm vùng tai bị viêm.
Giữ tai luôn khô ráo vì môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Người bệnh cần tránh để nước vào tai, đặc biệt là khi tắm gội. Nếu cần thiết, có thể sử dụng nút tai chuyên dụng để bảo vệ tai trong khi tắm.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đủ dinh dưỡng và nước cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi. Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, kẽm để nâng cao sức đề kháng.
Theo dõi triệu chứng và tái khám: Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng như đau tai, sốt, chóng mặt, hoặc mất thính lực. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đến bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời. Việc tái khám định kỳ cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng tình trạng viêm nhiễm đã được kiểm soát hoàn toàn.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và ô nhiễm: Những tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, và môi trường ô nhiễm có thể làm tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Người bệnh nên tránh xa các khu vực có nhiều tác nhân gây dị ứng và ô nhiễm không khí để bảo vệ tai khỏi các yếu tố gây hại.
Đắp khăn ấm để chườm tai: Chườm ấm có thể giúp giảm đau tai. Chỉ cần ngâm khăn mặt trong nước ấm, vắt bớt nước thừa rồi giữ khăn trên tai bị nhiễm trùng trong tối đa 20 phút.
Sử dụng viên uống thảo dược hỗ trợ cải thiện viêm tai giữa Bảo Nhĩ Vương.
4. Bảo Nhĩ Vương - Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa có mủ và ngăn viêm tai tái phát
Bảo Nhĩ Vương "bài thuốc" tự nhiên quý giá cho sức khỏe đôi tai, đặc biệt là viêm tai giữa nhờ các thành phần:
Cối xay có tác dụng chống viêm và giảm đau tai mạnh tương đương thuốc chống viêm diclofenac [3].
Hoàng kỳ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm gây viêm tai giữa có mủ người lớn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp tai chóng phục hồi.
Kết hợp với các thảo dược quý: Sơn thù du, Cốt toái bổ, Câu kỷ tử, Sinh địa và Bạch quả, Bảo Nhĩ Vương không chỉ giảm viêm, giảm đau mà còn tăng cường sức đề kháng, nuôi dưỡng tai khỏe mạnh.
Bảo Nhĩ Vương hứa hẹn là giải pháp tự nhiên hiệu quả cho các vấn đề viêm tai giữa, phòng và ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát ở người lớn.
Viêm tai giữa có mủ ở người lớn không khó điều trị nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời hay điều trị sai cách. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm này và hãy cùng Bảo Nhĩ Vương trong hỗ trợ điều trị viêm tai giữa.
Tài liệu tham khảo:
[1] Acute Otitis Media - National Library Of Medicine (NIH): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470332/
[2] Complications of Acute and Chronic Otitis Media in a Tertiary Referral Center in Nepal - National Library Of Medicine (NIH): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7846297/
[3] PHYTO CHEMICAL INVESTIGATION, ANALGESIC AND INFLAMMATORY ACTIVITY OF ABUTILON INDICUM LINN (International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences)