Nghẹt mũi ù tai là tình trạng phổ biến gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
1. Tại sao nghẹt mũi gây ù tai?
Nghẹt mũi là nguyên nhân hàng đầu gây ù tai
Nghẹt mũi làm tắc nghẽn ở vòi nhĩ, bộ phận nối liền họng với tai giữa. Vòi nhĩ có vai trò cân bằng áp suất giữa tai giữa và môi trường bên ngoài. Khi bị tắc nghẽn, áp suất trong tai giữa sẽ thấp hơn so với bên ngoài, khiến màng nhĩ bị kéo vào trong và rung động, tạo ra cảm giác ù tai.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi dẫn tới ù tai
1.1. Viêm xoang
Viêm xoang đặc trưng bởi việc niêm mạc xoang sưng đau, nghẹt mũi:
Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu, ấn vào xoang bị sưng để xì mũi có thể gây áp lực lên màng nhĩ cũng là nguyên nhân gây ù tai.
Niêm mạc xoang bị sưng tấy, gây tắc nghẽn các xoang. Tình trạng này khiến dịch nhầy ứ đọng, tạo áp lực lên tai giữa dẫn tới ù tai.
Viêm xoang sưng tấy và lớp dịch nhầy của xoang làm tắc vòi nhĩ - một ống nhỏ nối tai giữa và phía sau cổ họng có vai trò cân bằng áp suất ở tai giữa và môi trường bên ngoài. Sự mất cân bằng áp suất có thể góp phần gây ù tai hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ù tai hiện có.
1.2. Cảm cúm, cảm lạnh
Ngoài cơ chế tiết chất nhầy gây nghẹt mũi, tắc ống vòi nhĩ thì cảm lạnh, cảm cúm còn làm tăng nguy cơ ù tai do: khuẩn hoặc virus từ mũi có thể lan sang tai giữa do tai - mũi - họng thông với nhau. Viêm nhiễm tai giữa có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trong tai, dẫn đến ù tai.
Ù tai do cảm lạnh thường tự khỏi sau vài ngày.
1.3. Ung thư vòm họng
Nghẹt mũi, ù tai là những triệu chứng phổ biến, thường gặp trong các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang. Tuy nhiên, khi các triệu chứng này kéo dài trên 3 tuần, không rõ nguyên nhân, bạn tuyệt đối không nên chủ quan bởi đây hoàn toàn có thể là lời cảnh báo nguy hiểm từ ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng thường phát triển âm thầm, không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi đã đến giai đoạn muộn. Do vậy, bạn hãy chú ý khi cơ thể có những dấu hiệu sau:
Sờ thấy có khối u ở cổ, khối u này không tự biến mất sau 3 tuần
Mất thính lực ở 1 bên tai
Nghẹt mũi 1 bên tai
Ù tai
Chảy máu cam
Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ
Tê mặt
Sụt cân
2. Ù tai do nghẹt mũi có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Nghẹt mũi ù tai khi nào cần đi khám bác sĩ?
Ù tai do nghẹt mũi thường không nguy hiểm nếu nguyên nhân là do viêm mũi, họng, viêm xoang, cảm cúm,... Tình trạng này có thể tự khỏi khi nguyên nhân gây ngạt mũi được giải quyết.
Tuy nhiên, nếu ngạt mũi là do ung thư vòm họng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vòm họng có thể di căn sang các cơ quan khác như hạch cổ, phổi, gan, xương, gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tỷ lệ tử vong do ung thư vòm họng khá cao, đặc biệt khi được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Vì vậy hãy đi khám Y tế ngay nếu:
Ù tai kéo dài hơn 1 tuần hoặc không cải thiện sau khi điều trị nghẹt mũi.
Ù tai kèm theo các triệu chứng khác như đau tai, giảm thính lực, chóng mặt, sốt, ho, chảy máu tai.
Đang mắc ung thư vòm họng, viêm tai giữa, chấn thương tai.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi bệnh và có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây ù tai. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị nghẹt mũi, hoặc khuyên bạn sử dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà.
3. Mách bạn 4 cách cải thiện ù tai do nghẹt mũi
3.1. Bấm huyệt cải thiện ù tai, nghẹt mũi
Bấm huyệt - phương pháp trị liệu cổ xưa mang đến nhiều lợi ích kỳ diệu, không chỉ giúp giải quyết chứng nghẹt mũi mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác.
Bấm huyệt hoạt động dựa trên nguyên tắc kích thích các huyệt đạo - những điểm nhạy cảm trên cơ thể con người, nơi hội tụ các đường kinh lạc. Khi các huyệt đạo bị tắc nghẽn, lưu thông khí huyết bị cản trở, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của các cơ quan. Bấm huyệt giúp khai thông các điểm tắc nghẽn này, thúc đẩy lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện sức khỏe.
Đối với chứng nghẹt mũi và chảy mũi, bấm huyệt tập trung vào các huyệt đạo:
Huyệt hợp cốc:
Đây là vùng lõm sâu nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, có công dụng:
Thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt: Hỗ trợ điều trị các bệnh cảm mạo, đau đầu, sốt cao, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Kích thích hệ miễn dịch: Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
Cách bấm huyệt:
Dùng ngón cái của tay này bấm vào huyệt Hợp cốc của tay kia.
Bấm mạnh và giữ trong 2 giây, có thể cảm thấy hơi đau nhức.
Thả ra và lặp lại động tác.
Huyệt ấn đường:
Huyệt Ấn Đường nằm ở vị trí chính giữa hai đầu lông mày, là vị trí quan trọng trong y học cổ truyền, được xem như "huyệt đạo quyền lực" với nhiều công dụng tuyệt vời:
Giúp giải cảm, hạ sốt, giảm các triệu chứng do phong nhiệt gây ra như nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu.
An thần, giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư thái, sảng khoái.
Cách bấm huyệt:
Thoa một ít dầu gió lên huyệt Ấn Đường.
Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt đạo, giữ trong khoảng 3 phút.
Lặp lại động tác hàng ngày cho đến khi bệnh cải thiện.
Huyệt nghinh hương:
Huyệt Nghinh Hương nằm ở vị trí giao điểm giữa đường ngang đi qua chân mũi và rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 0.8 cm.
Huyệt này có công dụng:
Thông khiếu: Giúp thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hỗ trợ điều trị các bệnh về xoang.
Thanh khí hỏa: Thanh nhiệt, giải độc, giảm các triệu chứng do nhiệt gây ra như viêm, sưng, nóng.
Tán phong nhiệt: Giải cảm, hạ sốt, giảm các triệu chứng do phong nhiệt gây ra như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi.
Cách bấm huyệt:
Dùng ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị, tạo lực ấn mạnh.
Day bấm huyệt trong 1 đến 3 phút cho mỗi bên.
Nên thực hiện bấm huyệt từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Huyệt quyền liều:
Huyệt quyền liêu nằm ở phần dưới xương gò má, ngay chỗ lõm giữa xương gò má và xương hàm dưới, cách góc miệng khoảng 1,5 cm.
Công dụng: Giúp giảm đau, giảm nghẹt mũi, trị các bệnh về xoang, viêm mũi.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng vào huyệt đạo khoảng 2-3 phút mỗi bên.
Huyệt toàn trúc:
Huyệt toản trúc nằm ngay ở dưới hai bên đầu lông mày, cách chân mày khoảng 0.5 cm. Huyệt này giúp nhanh chóng giải tỏa cảm giác nghẹt mũi, khó thở.
Cách bấm huyệt:
Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn nhẹ nhàng vào huyệt đạo khoảng 2-3 phút mỗi bên.
Có thể kết hợp day ấn, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Nên thực hiện bấm huyệt mỗi ngày 2-3 lần, đặc biệt khi bị nghẹt mũi
3.2. Cải thiện nghẹt mũi với tinh dầu
Hơi nóng và tinh dầu giúp loãng chất nhầy, giảm sưng tấy, co thắt mạch máu, từ đó thông thoáng đường thở.
Tinh dầu có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm, sưng, đau nhức.
Một số loại tinh dầu có tác dụng giảm nghẹt mũi: tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, tràm, oải hương,...
3.3. Vệ sinh tai, mũi, họng
Vệ sinh mũi:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:Nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy, vi khuẩn, virus ra khỏi khoang mũi, thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi. Nên sử dụng bình xịt hoặc bình nhỏ giọt để rửa mũi, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh khoang mũi bằng tăm bông: Dùng tăm bông mềm có đầu bông thấm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng lau bên trong khoang mũi, loại bỏ bụi bẩn và chất nhầy. Tránh sử dụng tăm bông quá sâu vào trong mũi vì có thể gây tổn thương.
Vệ sinh tai:
Vệ sinh tai ngoài bằng khăn mềm: Dùng khăn mềm ẩm để lau sạch tai ngoài, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi. Tránh sử dụng tăm bông hoặc các vật nhọn để ngoáy tai vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
Dùng dung dịch vệ sinh tai (theo chỉ định của bác sĩ): Một số trường hợp có thể cần sử dụng dung dịch vệ sinh tai theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ ráy tai cứng đầu hoặc khi bị viêm tai.
Vệ sinh họng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, thức ăn thừa trong khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh về họng như viêm họng, viêm amidan. Nên súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn uống.
3.4. Sử dụng Bảo Nhĩ Vương - Phòng và cải thiện ù tai, nghẹt mũi
Cải thiện ù tai:
Bảo Nhĩ Vương cải thiện ù tai theo nguyên lý của Y học cổ truyền: Ù tai là chức năng tạng thận suy yếu và mất cân bằng âm dương tạng thận. Áp dụng nguyên lý đó, Sơn thù, Cốt toái bổ, Câu kỷ tử có công dụng cân bằng âm - dương tạng thận, bồi bổ thận âm hư, thận dương hư, tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.
Sinh địa và bạch quả có tác dụng bổ huyết, tăng cường lưu thông máu đến ốc tai và dây thần kinh thính giác, nhờ vậy mà tai được khỏe mạnh, chóng phục hồi tình trạng ù tai.
Tham khảo:
Cảnh Báo Lừa Đảo: Thuốc Chữa Ù Tai? Bảo Nhĩ Vương có tốt không?
Bảo Nhĩ Vương mua ở đâu? Giá thế nào?
Phòng ngừa ù tai do nghẹt mũi:
Cối xay có tác dụng chống viêm, Hoàng kỳ giúp tăng cường sức đề kháng. Bộ đôi Cối xay - Hoàng kỳ giúp tăng cường sức đề kháng đôi tai, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tai do tổn thương mũi - họng. Nhờ vậy mà Bảo Nhĩ Vương giúp phòng ngừa ù tai nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm trùng, viêm xoang, cảm cúm,....