Tai nghe kém khiến không ít người giao tiếp khó khăn và mất cân bằng cuộc sống hàng ngày. Tìm cách cải thiện sớm là “chìa khóa” giúp bạn lấy lại khả năng nghe và cuộc sống bình thường. Vậy nhưng: Tai nghe kém có thể chữa khỏi hẳn được không? Điều trị như thế nào?
1. Biểu hiện của tai nghe kém theo từng giai đoạn
Tai nghe kém chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau theo mức độ từ nhẹ đến nặng.
Biểu hiện của tai nghe kém trải qua 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng
Biểu hiện nghe kém giai đoạn đầu:
Suy giảm thính lực ở một bên tai, một bên tai nghe kém hơn bên còn lại
Khó nghe được những âm thanh nhỏ như tiếng thì thầm,
Tăng âm lượng ti vi, điện thoại lớn hơn mức bình thường
Khó bắt kịp và nghe rõ cuộc trò chuyện trong môi trường ồn ào
Thường xuyên yêu cầu người khác lặp lại lời nói hoặc nói chậm lại
Khó nghe rõ lời nói nhẹ nhàng hoặc tiếng trẻ em nói.
Biểu hiện tai nghe kém ở giai đoạn tiến triển:
Khó nghe các cuộc trò chuyện bình thường.
Cảm thấy mệt mỏi khi cố gắng nghe.
Tâm lý né tránh các hoạt động xã hội vì khó nghe.
Biểu hiện giai đoạn nặng:
Biểu hiện giai đoạn rất nặng:
2. Tai nghe kém điều trị như thế nào? Có khỏi hẳn được không?
Có 3 loại tai nghe kém [1]:
- Nghe kém do gián đoạn dẫn truyền sóng âm (nguyên nhân của tai giữa và tai ngoài)
- Nghe kém do giảm chức năng dẫn truyền thần kinh (nguyên nhân của tai trong và dây thần kinh thính giác)
- Nghe kém dạng hỗn hợp
Trong đó, 2 loại: nghe kém do dẫn truyền sóng âm và một số trường hợp nghe kém dạng hỗn hợp có thể chữa khỏi hẳn bằng các phương pháp Tây Y. Nghe kém dẫn truyền thần kinh có thể chữa khỏi hẳn hay không còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, độ tuổi. Loại nghe kém này khó can thiệp bằng Tây y mà cần sử dụng các phương pháp của Y học cổ truyền.
2.1. Nghe kém do gián đoạn dẫn truyền sóng âm
Gián đoạn dẫn truyền sóng âm là tình trạng ảnh hưởng đến khả năng truyền sóng âm thanh từ tai ngoài và tai giữa đến tai trong
Nguyên nhân của loại nghe kém này là do [1]:
Ráy tai, nút ráy tai: Ráy tai tích tụ trong ống tai hoặc nút ráy tai làm chặn sóng âm thanh, khiến tai nghe kém.
Viêm tai giữa: Viêm tai giữa có thể gây ra sưng tấy và dịch trong tai giữa, làm ảnh hưởng đến sự rung động của màng nhĩ.
Thủng màng nhĩ: Chấn thương hoặc nhiễm trùng có thể làm rách màng nhĩ, ngăn cản sóng âm thanh truyền đến tai trong.
Xương chũm: Các vấn đề về xương chũm, chẳng hạn như xơ hóa hoặc u nang, có thể ảnh hưởng đến sự truyền âm thanh
Bệnh Cholesteatoma - một khối u lành tính nhưng có tính phá hủy cục bộ của các mảnh vụn phát sinh từ màng nhĩ, cũng như các khối u lành tính hoặc ác tính khác, có thể dẫn đến mất thính lực dẫn truyền.
Suy giảm thính lực là triệu chứng phổ biến nhất của nghe kém dẫn truyền. Ngoài ra, những người nghe kém loại này còn có thêm một số biểu hiện khác: đau tai, ù tai, ve kêu trong tai, mất thăng bằng,...
Phương pháp điều trị nghe kém dẫn truyền phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra:
Loại bỏ ráy tai/ nút ráy tai:
Để loại bỏ ráy tai/ nút ráy tai tại nhà, bạn có thể làm như sau:
- Bước 1: Làm mềm nút ráy tai bằng cách nhỏ 3-5 giọt glycerin hoặc hydrogen peroxide vào ống tai.
- Bước 2: Sau một hoặc hai ngày, khi ráy tai đã mềm, dùng ống tiêm phun nước ấm vào tai. Nghiêng đầu và kéo tai ngoài lên trên và ra sau để làm thẳng ống tai. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên, ráy tai sẽ tự bong ra và theo nước thoát ra ngoài.
- Bước 3: Làm khô phần tai ngoài bằng khăn sạch và mềm mịn
Nếu ráy tai nhiều, bạn có thể cần thực hiện phương pháp này 3-4 lần. Nếu sau đó, ráy tai vẫn chưa ra hoàn toàn, bạn nên đến trung tâm Y tế, nhờ các bác sĩ gắp ráy tai ra bằng các thiết bị chuyên dụng.
Lưu ý: Không cố gắng loại bỏ ráy tai bằng tăm bông hay dùng vật nhọn chọc vào tai. Tăm bông sẽ vô tình đẩy ráy tai vào càng sâu hơn, không lấy ra được hoàn toàn. Vật nhọn có thể gây thủng màng nhĩ. Do vậy, tuyệt đối không sử dụng 2 vật này để lấy ráy tai.
Tuyệt đối không dùng tăm bông ngoáy tai
Tai nghe kém do ráy tai hay nút ráy tai hoàn toàn có thể chữa khỏi hẳn và không gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Dùng thuốc:
Phương pháp điều trị này được áp dụng với những tổn thương tai ngoài và tai giữa như: viêm tai giữa, chấn thương tai, tụ máu dưới màng sụn, gãy xương ở tai giữa,...
Một số loại kháng sinh (Amoxicillin, rimethoprim-sulfamethoxazole, erythromycin-sulfisoxazole, cefaclor, cefuroxime axetil và cefixime) trong điều trị viên tai giữa hoặc chấn thương tai khác gây nhiễm trùng [2].
Dùng thuốc corticosteroid để làm giảm sưng tấy và viêm
Thuốc giảm đau: acetaminophen, ibuprofen,...
Thuốc làm tan cục máu tụ (tụ máu dưới màng sụn): atorvastatin và dexamethasone [3]
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc phù hợp. Việc của bạn là tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ: dùng đúng liều, đúng cách, không tự ý bỏ liều.
- Phẫu thuật:
Hút máu: Nếu máu đọng lại trong tai ngoài của bạn, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ (cắt) để rút máu. Họ sẽ dán một loại băng đặc biệt để giữ nguyên trong vài ngày. Thủ tục này xử lý khối máu tụ và có thể ngăn xốp xơ tai phát triển.
Phẫu thuật màng nhĩ: Loại phẫu thuật này sửa chữa những tổn thương ở các xương nhỏ chịu trách nhiệm thu nhận và dẫn truyền thính giác trong tai. Phương pháp này dùng trong các trường hợp: Viêm tai giữa mãn tính và các di chứng của nó như cholesteatoma và xói mòn xương con (nguyên nhân gây ra hơn 80% các trường hợp đứt gãy chuỗi xương con), chấn thương đụng dập và xuyên thấu gây trật khớp, cố định xương con bẩm sinh, cố định xương con mắc phải do xơ vữa động mạch, dị tật bẩm sinh, thiếu xương con bẩm sinh, xơ cứng tai và u tai giữa,... [4]
Phẫu thuật tái tạo vành tai: là một thủ thuật thẩm mỹ nhằm phục hồi hoặc tạo hình lại vành tai bị khiếm khuyết do bẩm sinh, tai nạn, chấn thương hoặc do các bệnh lý khác. Hình thức phẫu thuật này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn giúp phục hồi chức năng nghe của tai.
Tạo hình màng nhĩ: Thông thường, màng nhĩ bị rách có khả năng tự lành lại sau một thời gian. Nhưng có những vết rách không thể lành. Trong trường hợp này cần sử dụng phẫu thuật tạo hình màng nhĩ để vá vết rách.
Mũi khâu: Những vết cắt sâu có thể cần phải khâu hoặc keo phẫu thuật để đóng vết thương. Các bác sĩ thường sử dụng các mũi khâu để gắn lại sụn bị rách và sửa chữa những hư hỏng khác.
2.2. Nghe kém do giảm chức năng dẫn truyền thần kinh
Giảm chức năng dẫn truyền thần kinh là tình trạng ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu âm thanh từ tai trong đến não bộ, dẫn đến nghe kém.
Tổn thương tai trong và dây thần kinh thính giác là nguyên nhân tai nghe kém
Các nguyên nhân nghe kém trong trường hợp này là:
Tổn thương dây thần kinh thính giác: Do chấn thương, nhiễm trùng, u bướu hoặc các bệnh lý thần kinh khác.
Rối loạn chức năng ốc tai: Do lão hóa, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc do các bệnh lý khác như Meniere.
Tuần hoàn máu kém làm giảm lưu lượng máu đến tai, làm tai không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tổn thương và gây ù tai, nghe kém.
Một số bệnh lý khác: Viêm tai trong, bệnh tự miễn,...
Điều đáng chú ý là nghe kém do giảm chức năng dẫn truyền thần kinh trong Tây y chưa có phương pháp hay thiết bị xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng phương pháp của Y học cổ truyền để điều trị tình trạng tai nghe kém. Theo quan niệm của Y học cổ truyền, thận hư là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tai nghe kém (suy giảm thính lực). Thận được ví như "gốc rễ" của cơ thể, có vai trò tàng tinh, sinh tủy, quản lý thính lực. Khi thận hư, chức năng tàng tinh, sinh tủy suy yếu, dẫn đến thiếu hụt tinh huyết, ảnh hưởng đến các tạng phủ, trong đó có tai. Tai được ví như "cửa sổ của Thận", do vậy khi thận hư sẽ dẫn đến thiếu hụt tinh huyết nuôi dưỡng tai, gây ra suy giảm thính lực. Do vậy, để cải thiện ù tai, nghe kém cần phải bổ thận và cân bằng âm dương tạng thận.
Trong Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc có tác dụng bổ thận, trong đó phải kể đến:
Sơn thù du bổ thận âm, tăng cường chức năng thận, sinh tinh, cung cấp tinh huyết cho các tạng phủ, trong đó có tai. Khi thận được bổ sung, tinh huyết được cung cấp đầy đủ, tai được nuôi dưỡng, từ đó cải thiện thính lực.
Cốt toái bổ (hay được gọi là tắc kè đá, cây tổ phượng, tổ diều,...) là một vị thuốc bổ thận dương, có hiệu quả với những người bị ù tai, nghe kém lâu ngày. Cốt toái bổ kết hợp cùng các vị thuốc bổ thận âm như Sơn thù du, câu kỷ tử có tác dụng cân bằng âm dương tạng thận, điều hòa hệ thống khí huyết trong cơ thể, từ đó cải thiện nghe kém và phòng ngừa các bệnh về tai hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa ù tai nổi tiếng trong Y học cổ truyền, bạn có thể tham khảo: Lục vị, bát vị, kỷ cúc địa hoàng hoàn,....
Tham khảo: Bệnh lãng tai ở người già có chữa được không?
Chú ý:
Tổn thương chức năng dẫn truyền thần kinh là một tổn thương khó hồi phục. Do vậy, bạn cần kiên trì điều trị liên tục 4-6 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Tai nghe kém do chức năng dẫn truyền có chữa khỏi hẳn không còn phụ thuộc vào tuổi, khả năng đáp ứng với các vị thuốc, bài thuốc và thời gian tiến triển của bệnh. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan trước những triệu chứng khởi phát của bệnh. Đi khám sớm và điều trị sớm sẽ giúp khả năng hồi phục tai nghe kém được nhanh hơn.
Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược, bạn nên lựa chọn các sản phẩm được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao như TS. Nguyễn Văn Quân, BS. Vũ Thị Khánh Vân, BS. Trần Quang Đạt,..
2.3. Nghe kém dạng hỗn hợp
Nghe kém dạng hỗn hợp là tình trạng giảm thính lực do tổn thương kết hợp ở cả hai phần dẫn truyền và tiếp nhận âm thanh của tai.
Một số trường hợp nghe kém khám không ra nguyên nhân
Nghe kém dạng này thường đi khám, chụp CT, xét nghiệm chỉ chẩn đoán được các nguyên nhân do tổn thương tai ngoài. Khi đã điều trị khỏi các tổn thương phần tai ngoài và tai giữa nhưng nghe kém vẫn không cải thiện. Trường hợp này bạn nên kết hợp điều trị tổn thương tai ngoài và tai giữa theo Tây y, kết hợp với phương pháp bổ thận theo Y học cổ truyền.
Tai nghe kém dạng hỗn hợp có chữa khỏi hẳn được hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác và giai đoạn tiến triển của từng bệnh nhân.
3. Có thể phòng ngừa bệnh lãng tai, nghe kém được không?
Ta nghe kém, lãng tai hoàn toàn có thể phòng ngừa:
3.1. Cách phòng ngừa lãng tai, tai nghe kém ở người già
Khác so với các bạn trẻ, một phần nguyên nhân lãng tai ở người già còn do tuổi tác. Khi càng có tuổi, chức năng tạng thận càng suy yếu dần, tinh huyết dần suy yếu, tai kém nuôi dưỡng, giảm chức năng nghe. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được đẩy lùi nếu áp dụng x phương pháp phòng ngừa lãng tai sau:
Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn như tiếng máy móc, tiếng còi xe, tiếng nhạc ồn ào.
Sử dụng nút tai hoặc tai nghe chống ồn khi tham gia giao thông hoặc đi xe đường dài.
Không vì nghe kém mà bật âm lượng ti vi, điện thoại lớn hơn 60% âm lượng thiết bị. Tuy giúp bạn nghe rõ hơn nhưng nó cũng làm phá hủy các tế bào lông trong ốc tai, khiến lãng tai tiếng triển nhanh hơn. Thay vào đó, người già có thể tham gia các hoạt động giải trí khác như đọc sách, chăm sóc vườn, tập thể dục,...
Sử dụng máy trợ thính để nghe tốt hơn, tránh tiếp xúc với âm thanh lớn như yêu cầu người khác nói to hay hét trực tiếp vô tai.
Khám tai mũi họng định kỳ ít nhất một năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến tai.
Đo thính lực định kỳ để theo dõi tình trạng thính lực và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
Kiểm soát tốt các bệnh nền: tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì,...
Hạn chế các hoạt động gây tổn thương tai: bơi lội, lặn biển hay đi máy bay
Tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với mọi người để duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Sử dụng 2-4 viên Bảo Nhĩ Vương/ ngày
3.2. Cách phòng ngừa lãng tai, tai nghe kém ở người trẻ
Lãng tai, nghe kém không còn là “bệnh của người già” mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Lối sống động, thích ồn ào, thường xuyên sử dụng thiết bị nghe nhạc với âm lượng lớn, thường xuyên có mặt tại các buổi biểu diễn âm nhạc ồn ào hay các quán bar,... khiến chức năng tai ngày càng suy giảm. Vậy để phòng ngừa tai nghe kém, các bạn trẻ nên:
Ngày càng nhiều bạn trẻ gặp tình trạng tai nghe kém
Áp dụng quy tắc 60/60: Nghe nhạc với âm lượng tối đa 60% âm lượng thiết bị trong thời gian tối đa 60 phút liên tục.
Sử dụng nút tai chống ồn/ bịt tai chống ồn khi tham gia giao thông, khi làm việc tại môi trường có nhiều tiếng ồn (công trường xây dựng, hàng không, làm việc tại các mỏ khai thác khoáng sản, hàn xì,...),...
Lựa chọn tai nghe thoải mái với tai, nên lựa chọn tai nghe chụp thay vì dùng tai nghe nhét.
Duy trì lối sống lành mạnh:
Bỏ hút thuốc lá.
Hạn chế sử dụng rượu bia.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc (7-9h/ ngày), hạn chế thức khuya sau 23h và tránh căng thẳng.
4. Bảo Nhĩ Vương - Giải pháp cải thiện và phòng ngừa ù tai, nghe kém
Bảo Nhĩ Vương - Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém
Áp dụng nguyên lý chữa ù tai, nghe kém trong Y học cổ truyền là bổ thận, Bảo Nhĩ Vương là viên uống giúp cải thiện và phòng ngừa ù tai, nghe kém được rất nhiều khách hàng phản hồi tích cực và giới chuyên gia đánh giá cao. Cụ thể, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân - Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam đã chia sẻ về 3 lợi ích khi sử dụng Bảo Nhĩ Vương:
Trong một chương trình trước đó, Bác sĩ Trần Quang Đạt (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cũng đã chia sẻ về 7 thành phần trong viên uống tăng cường thính lực Bảo Nhĩ Vương:
Thực tế, trong suốt 5 năm ra đời và phát triển, Bảo Nhĩ Vương đã giúp rất nhiều khách hàng lấy lại thính lực chỉ sau 3-4 liệu trình. Thậm chí, Bảo Nhĩ Vương đã giúp nhiều người bỏ hẳn được máy trợ thính, nghe rõ hơn:
Tham khảo thêm: Bảo Nhĩ Vương chữa ù tai tốt như thế nào?
Điều gì đã làm nên hiệu quả nổi bật của Bảo Nhĩ Vương so với các sản phẩm đã có trên thị trường?
Thứ 1: Bảo Nhĩ Vương là sản phẩm duy nhất chứa bộ 3: Sơn thù du - Cốt toái bổ - Bạch quả. Đây là bộ 3 vị thuốc hạch tâm được ví như “kiềng ba chân” trong hỗ trợ cải thiện ù tai, nghe kém: Sơn thù du và Cốt toái bổ có tác dụng bổ thận và cân bằng âm dương tạng thận. Điều này giải quyết được tận gốc vấn đề ù tai, nghe kém nên cho hiệu quả bền vững, không lo tái phát. Ngoài ra, Sơn thù du còn có tác dụng hướng đích vào ốc tai trong, giúp dẫn truyền âm thanh liền mạch, dần triệt tiêu tình trạng ù tai, nghe kém.
Thứ 2: Bảo vệ tai và ngăn ngừa các bệnh về tai với các thành phần bổ huyết và tăng cường lưu thông khí huyết: Sinh địa, bạch quả. Có thể bạn chưa biết, khí huyết là nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi tai. Khí huyết kém lưu thông khiến tai không được nuôi dưỡng đầy đủ, dễ tái phát ù tai, nghe kém.
Thứ 3: Bổ sung các thành phần chống viêm, tăng sức đề kháng của tai (Cối xay và Hoàng kỳ). Điều này giúp phòng ngừa tai nghe kém do nguyên nhân gián đoạn dẫn truyền sóng âm.
Tham khảo thêm: Bảo Nhĩ Vương mua ở đâu? Giá thế nào?
Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK542323/#:~:text=%5B3%5D%20Conductive%20hearing%20loss%20takes,chain%2C%20and%20middle%20ear%20effusion.
[2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1728094/#:~:text=Amoxicillin%20is%20the%20first%2Dline,cefaclor%2C%20cefuroxime%20axetil%20and%20cefixime.
[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8607705/
[4] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK563162/#:~:text=Ossiculoplasty%20is%20the%20surgical%20restoration,the%20ideal%20method%20of%20treatment.