Tai bị ù, không nghe rõ sau đợt viêm tai giữa, dù viêm tai đã khỏi nhưng ù tai, nghe không rõ vẫn còn. Vậy phải làm sao để cải thiện? Hãy cùng xem, cách làm tai nghe rõ hơn sau khi bị viêm tai giữa mà Dược sĩ Bảo Nhĩ Vương bật mí trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao tai thường bị ù, nghe không rõ sau khi bị viêm tai giữa?
Viêm tai đã khỏi nhưng ù tai, nghe không rõ vẫn kéo dài dăng dẳng thì rất có thể bạn đang gặp một hoặc cùng lúc nhiều nguyên nhân trong 5 nguyên nhân dưới đây
1.1. Ù tai do viêm tai giữa làm thủng màng nhĩ
Trong một số trường hợp viêm tai giữa nghiêm trọng, quá trình viêm có thể gây tổn thương cho màng nhĩ. Màng nhĩ có vai trò quan trọng trong việc truyền âm thanh vào tai trong, và nếu màng nhĩ bị thủng hoặc bị viêm kéo dài, khả năng dẫn truyền âm thanh sẽ bị giảm sút.
Dù nhiễm trùng đã được loại bỏ, màng nhĩ có thể mất một khoảng thời gian để phục hồi hoàn toàn. Trong một số trường hợp, màng nhĩ không thể phục hồi hoàn toàn và dẫn đến tình trạng giảm thính lực hoặc ù tai kéo dài.
1.2. Viêm tai giữa làm ảnh hưởng đến ốc tai và dây thần kinh thính giác
Viêm tai giữa không chỉ ảnh hưởng đến tai giữa mà còn có thể tác động đến ốc tai và dây thần kinh thính giác, những cấu trúc quan trọng trong việc tiếp nhận và truyền tải âm thanh đến não. Khi viêm tai giữa kéo dài hoặc nhiễm trùng lây lan đến những vùng này, ốc tai và dây thần kinh có thể bị tổn thương, làm giảm khả năng nghe.
Một trong những hiện tượng phổ biến là tổn thương các tế bào lông trong ốc tai. Các tế bào này có nhiệm vụ chuyển sóng âm thành tín hiệu điện và truyền lên não. Nếu tế bào lông bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc áp lực trong tai giữa kéo dài, khả năng xử lý âm thanh của não sẽ bị suy giảm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ù tai hoặc giảm thính lực kéo dài ngay cả khi viêm tai giữa đã được chữa trị.
1.3. Quá trình phục hồi ở tai giữa còn chậm
Mặc dù viêm tai giữa đã được điều trị khỏi, quá trình phục hồi trong tai giữa có thể mất một thời gian dài hơn so với việc điều trị nhiễm trùng. Tai giữa là khu vực chứa màng nhĩ và các xương nhỏ giúp truyền âm từ môi trường bên ngoài đến tai trong. Việc tổn thương do viêm có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền âm thanh của các bộ phận này. Cụ thể, nếu màng nhĩ bị viêm hoặc sưng tấy, nó có thể mất một thời gian dài để trở lại trạng thái bình thường, làm giảm khả năng truyền âm thanh.
Bên cạnh đó, trong thời gian nhiễm trùng, dịch mủ hoặc chất nhầy có thể tích tụ trong tai giữa và gây tắc nghẽn. Mặc dù sau khi hết nhiễm trùng, chất dịch có thể vẫn còn đọng lại trong tai, gây ra cảm giác khó chịu và ù tai, cho đến khi dịch hoàn toàn được hấp thụ hoặc thoát ra ngoài.
1.4. Viêm tai giữa mạn làm rối loạn chuỗi xương con trong tai giữa
Chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) là hệ thống truyền âm quan trọng trong tai giữa. Khi viêm tai giữa xảy ra, các xương này có thể bị tổn thương theo những cách sau:
Xơ cứng hoặc dính liền: Viêm nhiễm có thể gây canxi hóa hoặc làm các xương con dính lại, giảm khả năng rung động, dẫn đến mất thính lực dẫn truyền.
Lệch vị trí: Áp lực từ viêm tai có thể làm xương con lệch khỏi vị trí tự nhiên, làm giảm hiệu suất truyền âm.
Sự nhạy bén giảm: Các xương con có thể mất đi độ nhạy cần thiết để truyền sóng âm đến tai trong một cách hiệu quả.
Những thay đổi này không chỉ gây ra cảm giác ù tai mà còn làm người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt âm thanh nhỏ hoặc phức tạp.
1.5. Tổn thương tai trong và các tế bào lông thính giác
Mặc dù viêm tai giữa chủ yếu ảnh hưởng đến tai giữa, viêm nặng hoặc điều trị muộn có thể làm lan rộng viêm sang tai trong. Tai trong chứa các tế bào lông thính giác – cấu trúc quan trọng trong việc chuyển đổi sóng âm thành tín hiệu thần kinh. Khi tai trong bị ảnh hưởng:
Suy giảm chức năng tế bào lông: Tế bào lông bị tổn thương hoặc chết không thể tái tạo, dẫn đến giảm khả năng nghe vĩnh viễn.
Mất nhạy bén thính giác: Các tín hiệu truyền đến não bị yếu đi hoặc không chính xác, làm người bệnh cảm nhận âm thanh kém rõ ràng.
Ù tai mạn tính: Khi các tế bào lông bị tổn thương, não có thể nhận tín hiệu âm thanh sai lệch, gây tiếng ù dù không có nguồn âm thanh thực sự.
2. 3 Cách làm tai nghe rõ hơn sau khi bị viêm tai giữa
2.1. Áp dụng các bài luyện tập thính lực
2.1.1. Bài tập duỗi cổ
Căng cơ ở cổ có thể gây ra chứng ù tai. Bằng cách kéo căng cơ cổ, bạn có thể cải thiện lưu thông máu đến tai và làm giảm các triệu chứng của chứng ù tai. Vậy làm sao để duỗi cổ đúng và an toàn, hãy tham khảo các bước sau:
Trước khi duỗi cổ, hãy đảm bảo lưng thẳng và vai được thư giãn.
Kéo căng phần bên trái cổ bằng cách đưa tai phải về phía vai phải.
Giữ nguyên tư thế khoảng 15-20 giây.
Kéo căng phần bên phải cổ bằng cách đưa tai trái về phía vai trái.
Giữ căng trong 20 giây.
Kéo giãn phần sau cổ bằng cách đưa cằm về phía ngực.
Giữ nguyên tư thế khoảng 15-20 giây.
Kéo giãn phần trước cổ bằng cách ngửa đầu về phía sau.
Đếm đến 20 trước khi nghỉ ngơi một lát.
Lặp lại các bước từ 2 đến 9 nhiều lần tùy theo nhu cầu của bạn.
2.1.2. Bài tập thở sâu
Bài tập thở sâu có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu đi khắp cơ thể, bao gồm cả tai. Nhờ vậy, bài tập này giúp cải thiện đáng kể tiếng ù tai, giúp tai nghe rõ hơn.
Bài tập thở sâu bắt đầu bằng các động tác sau:
Ngồi hoặc nằm ở nơi thoải mái, chẳng hạn như giường hoặc ghế sofa.
Hít vào thật sâu bằng mũi, bạn cũng có thể nhắm mắt lại để cảm nhận
Nín thở trong vài giây trước khi thở ra từ từ bằng miệng.
Lặp lại bước 2 và bước 3 nhiều lần nếu cần.
Để đạt được kết quả tốt nhất, tâm trí và cơ thể bạn phải ở trạng thái thư giãn trong suốt bài tập này.
2.1.3. Bài tập định vị âm thanh
Bài tập định vị âm thanh là một phương pháp hiệu quả để cải thiện khả năng nghe và tập trung, đặc biệt hữu ích trong việc làm tai nghe rõ hơn cho người đang gặp vấn đề về thính giác hoặc đang trong quá trình phục hồi sau các bệnh lý về tai.
Bài tập này bao gồm việc lắng nghe và xác định hướng phát ra của các âm thanh trong môi trường xung quanh. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ngồi trong một không gian yên tĩnh, nhờ người khác phát ra âm thanh từ các vị trí khác nhau như trước, sau, trái hoặc phải. Sau mỗi lần nghe, hãy cố gắng chỉ ra hướng chính xác của âm thanh đó.
Việc luyện tập thường xuyên không chỉ giúp tăng cường khả năng định vị âm thanh mà còn cải thiện sự nhạy bén và phản xạ trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một bài tập đơn giản nhưng mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tai và não bộ.
2.1.4. Bài tập thanh nhạc
Bài tập thanh nhạc không chỉ dành riêng cho những người muốn cải thiện giọng hát mà còn mang lại lợi ích bất ngờ cho thính giác. Khi luyện thanh nhạc, bạn thường phải lắng nghe âm thanh của chính mình và điều chỉnh cao độ, nhịp điệu, cũng như âm lượng một cách cẩn thận. Điều này kích thích não bộ xử lý âm thanh hiệu quả hơn, đồng thời giúp tai làm quen với các tần số và độ rung khác nhau.
Ca hát cũng có nhiều lợi ích khác như giải phóng endorphin, giảm căng thẳng và giúp tinh thần tỉnh táo hơn – tất cả đều có thể giúp cải thiện sức khỏe, tâm trạng và hỗ trợ cải thiện thính lực.
2.1.5. Bài tập nói trong tiếng ồn
Bài tập nói trong tiếng ồn giúp não bộ và tai phối hợp tốt hơn để xử lý âm thanh mục tiêu trong khi loại bỏ các âm thanh không mong muốn.
Để thực hiện, bạn có thể bắt đầu bằng cách ngồi trong một không gian có tiếng ồn nhẹ, như tiếng quạt, tiếng nhạc nền, hoặc tiếng trò chuyện ở mức độ vừa phải. Hãy cố gắng nói chuyện với người khác hoặc đọc to một đoạn văn và tập trung lắng nghe phản hồi của họ. Khi đã quen, bạn có thể tăng độ khó bằng cách tăng âm lượng tiếng ồn hoặc chuyển sang môi trường đông người, như quán cà phê, trung tâm thương mại hoặc công viên.
2.2. Duy trì vệ sinh tai sạch sẽ
Dùng ngăn mềm, sạch lau vành tai và ống tai mỗi ngày. Không dùng tăm bông để chọc ngoáy sâu vào tai. Trong trường hợp tích tụ nhiều ráy tai, bạn có thể sử dụng các dung dịch làm mềm ráy tai theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không làm sạch ráy tai quá thường xuyên vì sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tai.
Sau khi tắm và bơi lội, hãy lau khô tai, hạn chế để nước vào tai. Vì điều kiện ẩm ướt của ống tai là môi trường lý tưởng để hình thành nấm tai hoặc viêm nhiễm khác.
Không nên thực hiện phương pháp nến tai vì nó được chứng minh là có nguy cơ gây bỏng và tổn thương tai giữa cao [1]
Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây nhiễm trùng: Sau khi điều trị viêm tai giữa, tai cần thời gian để phục hồi, vì vậy bạn nên tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây nhiễm trùng như nước bẩn, không khí ô nhiễm, hay môi trường ẩm ướt. Trong trường hợp cần đi bơi hoặc tiếp xúc với nước, bạn có thể sử dụng nút tai chống nước để bảo vệ tai khỏi vi khuẩn và nấm.
2.3. Áp dụng phương pháp cổ truyền dân gian
Dân gian có 3 phương pháp sau để làm tai nghe rõ hơn, giảm ù tai:
2.3.1. Bấm huyệt tai
Y học cổ truyền dùng phương pháp bấm huyệt để giảm triệu chứng ù tai bằng cách kích thích tuần hoàn máu, cân bằng năng lượng và giảm căng thẳng ở các vùng liên quan đến tai.
Một số huyệt giúp tai nghe rõ hơn như ế phong, phong trì, thính cung, thính hội,... Cách bấm các huyệt này cũng rất đơn giản: chỉ cần xác định vị trí huyệt đạo, ray nhẹ theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3-5 phút. Điều quan trọng là bạn cần phải xác định chính xác vị trí các huyệt này:
Huyệt ế phong: Nằm ở sau dái tai, chỗ lõm giữa xương hàm dưới và mỏm xương chũm. Cách dễ nhất để xác định huyệt này là bạn gập dái tai ra sau vùng lõm sau dái tai chính là huyệt ế phong. Khi mở và khép miệng, bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển của cơ hàm gần huyệt này.
Huyệt thính cung: Ở trước tai, nằm trong chỗ lõm nhỏ của nắp tai. Khi mở mở và khép miệng, bạn sẽ cảm nhận được một chỗ lõm xuất hiện ở phía trước nắp tai, đấy chính là vị trí huyệt thính cung
Huyệt phong trì: Huyệt Phong Trì nằm ở sau gáy, ngay dưới hộp sọ, nằm trong chỗ lõm giữa cơ ức đòn chũm (cơ chạy từ sau tai xuống xương đòn) và cơ thang (cơ lớn chạy dọc từ vai lên gáy). Để xác định thì bạn đưa hai tay ra sau gáy, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào hai bên phần hõm dưới hộp sọ. Khi bạn cảm nhận thấy một điểm hơi lõm, đó chính là huyệt phong trì.
Huyệt thính hội: Nằm ngay phía dưới huyệt thính cung. Khi miệng ở trạng thái đóng, huyệt có thể bị cơ hàm che phủ. Khi mở miệng, huyệt sẽ xuất hiện rõ ở vùng lõm nhỏ ngay trước tai.
Huyệt Ế minh: Huyệt nằm ở phía sau tai, cách huyệt Ế Phong khoảng 1 đốt ngón tay cái, nằm ở vị trí lõm nhỏ giữa mỏm xương chũm (phía sau tai) và cơ ức đòn chũm (cơ chạy từ sau tai đến xương đòn)
2.3.2. Chườm ấm tai
Nhiệt độ ấm giúp làm dịu sự khó chịu do viêm tai gây ra. Thêm vào đó, nhiệt độ ấm cũng làm giãn cơ xung quanh tai và giảm áp lực lên dây thần kinh, góp phần làm tăng cường lưu thông máu trong các mạch máu nhỏ quanh tai, kích thích tái tạo các mô tổn thương sau viêm và hỗ trợ phục hồi thính giác.
Cách thức thực hiện:
Ngâm khăn vào nước ấm, vắt khô rồi gấp gọn hoặc làm nóng túi chườm theo hướng dẫn.
Đặt túi chườm hoặc khăn ấm lên vùng tai bị ảnh hưởng, bao phủ cả khu vực xung quanh tai như xương sau tai và thái dương.
Giữ nguyên trong 10-15 phút, cảm nhận hơi ấm lan tỏa giúp thư giãn và cải thiện triệu chứng.
Lặp lại mỗi ngày 1-2 lần, đặc biệt vào buổi tối để tăng hiệu quả thư giãn.
Khi thực hiện chườm ấm tai để giảm ù, nghe rõ hơn cần chú ý 3 lưu ý dưới đây:
Tránh dùng nước quá nóng: Kiểm tra nhiệt độ trước khi áp dụng để tránh gây bỏng da.
Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng: Khi chườm, có thể xoa bóp khu vực quanh tai để kích thích tuần hoàn máu và tăng hiệu quả.
Kết hợp với các biện pháp khác như chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục, massage tai, uống Bảo Nhĩ Vương,... để tai sớm hồi phục và nghe rõ hơn sau khi bị viêm tai giữa.
2.3.3. Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa ù tai, nghe kém
Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc tăng cường chức năng nghe, hỗ trợ giảm ù tai rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo 5 bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị:
Hoàng bá: 12g
Tri mẫu: 12g
Thục địa: 16g
Quy bản: 16g
Tất cả nguyên liệu đem tán bột và hoàn thành các viên nhỏ bằng đầu ngón tay cái.
Ngày uống 6-8g, chia 2 lần, uống trước bữa ăn
Bài thuốc 2:
Bài thuốc 3:
Bài thuốc 4:
Bài thuốc 5:
2.4. Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi thính giác sau viêm tai giữa. Bằng cách thay đổi một số thói quen hàng ngày, bạn không chỉ cải thiện tình trạng ù tai và nghe kém mà còn giảm nguy cơ tái phát viêm tai trong tương lai.
2.4.1.Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất tốt cho tai:
Omega-3, có trong các loại cá biển và các loại hạt như hạt có tác dụng tăng cường lưu thông máu và giúp tái tạo mô tổn thương sau viêm. Vitamin D, có nhiều trong cá, trứng và ánh sáng mặt trời, giúp duy trì sức khỏe xương khớp và hỗ trợ hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch mạnh mẽ là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh tai mũi họng và viêm tai giữa tái phát.
Vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B như B12, B6 và axit folic có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tái tạo các dây thần kinh thính giác. Thiếu hụt vitamin B có thể gây ra tình trạng ù tai hoặc suy giảm thính giác. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, trứng, và gan.
Chất chống oxy hóa như vitamin C giúp bảo vệ tế bào tai khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó giảm thiểu nguy cơ tổn thương thính giác. Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm cam, quýt, bông cải xanh, dâu tây và các loại quả mọng.
Tránh các thực phẩm gây kích thích: Các thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ù tai và giảm thính giác, bao gồm đồ uống có caffeine, thực phẩm chứa nhiều đường và muối. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tai.
2.4.2. Duy trì thói quen tập thể dục và cải thiện tuần hoàn máu
Tăng cường tuần hoàn máu: Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc yoga giúp kích thích tuần hoàn máu, đặc biệt là trong các khu vực quan trọng như tai và não. Khi tuần hoàn máu được cải thiện, các tế bào tai sẽ nhận đủ oxy và dưỡng chất để phục hồi tốt hơn. Đồng thời, việc vận động cũng giúp giảm căng thẳng, một yếu tố quan trọng làm giảm ù tai.
2.4.3. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của cơ thể, bao gồm việc cải thiện chức năng thính giác sau viêm tai giữa. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ có thời gian để phục hồi và tái tạo các tế bào, bao gồm các tế bào thần kinh thính giác.
Nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để giúp cơ thể tái tạo năng lượng, giảm căng thẳng và hỗ trợ hệ thần kinh. Ngoài ra, giấc ngủ đủ sẽ giúp cải thiện khả năng tự chữa lành của cơ thể, bao gồm việc phục hồi thính giác.
Tiếng ồn có thể làm tăng cường tình trạng ù tai, vì vậy tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh là rất quan trọng. Nếu không thể giảm tiếng ồn, bạn có thể sử dụng nút tai hoặc máy phát tiếng trắng (white noise) để tạo ra môi trường ngủ thoải mái và giúp giảm bớt cảm giác ù tai.
2.4.4. Giữ cơ thể thoải mái và tinh thần lạc quan
Căng thẳng và lo âu là những yếu tố có thể làm tăng cường tình trạng ù tai, vì vậy việc quản lý cảm xúc và giảm căng thẳng là rất quan trọng trong quá trình phục hồi.
Một số cách để giữ tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng: thực hành thiền và yoga, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè,...
2.4.5. Bảo vệ tai khỏi các tác nhân gây hại cho thính lực
Sau khi bị viêm tai giữa, việc bảo vệ tai khỏi các tác nhân có hại sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát và hỗ trợ phục hồi thính giác nhanh chóng.
Không ngoáy tai: Tuyệt đối không ngoáy tai vì việc này có thể làm tổn thương màng nhĩ và các cấu trúc bên trong tai. Việc làm sạch tai nên được thực hiện cẩn thận và đúng cách, tránh gây tổn thương cho tai trong quá trình phục hồi.
Tránh tiếng ồn lớn: Tiếng ồn lớn có thể làm tổn thương tai và khiến tình trạng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe chống ồn khi phải làm việc trong môi trường ồn ào.
Tránh hút thuốc và hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc: Hút thuốc và nicotin trong khói thuốc làm giảm tuần hoàn máu và gây hại cho các mạch máu trong tai, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nghe. Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc sẽ giúp bảo vệ tai và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Giữ tai luôn khô thoáng để tránh viêm nhiễm, nấm mốc gây tái phát viêm tai giữa và ảnh hưởng đến chức năng nghe.
3. Cần làm gì nếu ù tai và nghe kém vẫn kéo dài khi viêm tai giữa đã dứt hoàn toàn?
Nếu tình trạng ù tai và nghe kém vẫn kéo dài sau khi viêm tai giữa đã được điều trị dứt điểm, có thể có một số nguyên nhân tiềm ẩn cần được xem xét và giải quyết. Trong trường hợp này, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc tai và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp xác định và điều trị đúng cách.
3.1. Kiểm tra và đánh giá thính lực
Sau khi bị viêm tai giữa, bước đầu tiên là bạn cần kiểm tra lại tình trạng thính lực của mình. Thính lực đồ sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương và đưa ra phương án phù hợp. Việc kiểm tra định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm vấn đề mà còn đánh giá được hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
Bạn sẽ cần trải qua một số bài kiểm tra và đánh giá thính lực cơ bản như:
Chi tiết cụ thể có thể khác nhau, nhưng đối với hầu hết các bài kiểm tra, bạn sẽ ngồi trong phòng được xử lý âm thanh và lắng nghe âm thanh, tông giọng hoặc từ ngữ được truyền vào tai bạn qua tai nghe hoặc tai nghe nhét tai. Kết quả của bạn sẽ xuất hiện trên biểu đồ (thính đồ) đo thính lực của bạn so với phạm vi bình thường. Thính đồ sẽ cho biết bạn nghe cao độ (cao đến thấp) và âm thanh (từ rất nhỏ đến to) tốt như thế nào [2].
3.2. Sử dụng thiết bị hỗ trợ thính lực nếu cần
3.2.1. Sử dụng máy trợ thính
Máy trợ thính là giải pháp hiệu quả cho những người bị nghe kém kéo dài sau viêm tai giữa. Tình trạng này thường do tổn thương màng nhĩ hoặc hệ thống truyền âm trong tai chưa phục hồi hoàn toàn, dẫn đến giảm khả năng nghe.
Máy trợ thính giúp:
Khuếch đại âm thanh: Máy trợ thính giúp tăng cường âm thanh từ môi trường xung quanh, hỗ trợ người dùng nghe rõ ràng hơn, đặc biệt là giọng nói trong giao tiếp hàng ngày.
Lọc tiếng ồn: Công nghệ hiện đại trong máy trợ thính có khả năng giảm tiếng ồn nền, tập trung vào nguồn âm thanh quan trọng.
Cải thiện chất lượng sống: Nhờ khả năng nghe tốt hơn, người dùng có thể tự tin hơn khi tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng máy trợ thính để làm tai nghe rõ hơn sau khi bị viêm tai giữa, bạn cần chú ý:
Cần đến các cơ sở thính học để đo thính lực và chọn loại máy phù hợp với mức độ nghe kém của bạn.
Điều chỉnh âm lượng hợp lý, tránh để âm lượng quá lớn, có thể gây khó chịu hoặc tổn thương thính giác.
Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh máy, đặc biệt là tai nghe để vệ sinh máy thường xuyên, tránh tích tụ bụi bẩn hoặc ráy tai.
Máy trợ thính thường không chống nước, nên tháo máy khi tắm hoặc đi bơi. Để máy trong hộp chuyên dụng, tránh nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao.
3.2.2. Cấy ốc tai điện tử
Cấy ốc tai điện tử là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp mất thính lực nghiêm trọng, đặc biệt khi các phương pháp thông thường như máy trợ thính không đem lại hiệu quả. Âm thanh sau khi được xử lý sẽ truyền tín hiệu điện đến não, giúp người bệnh nghe rõ hơn.
Ốc tai điện tử không khuếch đại âm thanh như máy trợ thính mà chuyển đổi âm thanh thành các xung điện, kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác. Các tín hiệu do cấy ghép tạo ra được gửi qua dây thần kinh thính giác đến não, não nhận dạng các tín hiệu đó là âm thanh. Nghe qua cấy ghép ốc tai khác với nghe bình thường và cần thời gian để người dùng làm quen và nhận biết âm thanh. Tuy nhiên, nó giúp người bệnh nhận biết âm thanh nguy hiểm, tham gia vào các trò chuyện dù trong môi trường ồn ào.
Cấy ốc tai điện tử phù hợp với:
Người mất thính lực nghiêm trọng sau viêm tai giữa hoặc bệnh lý tai khác.
Những người không cải thiện thính lực khi sử dụng máy trợ thính.
Người đảm bảo sức khỏe để thực hiện ca phẫu thuật
3.2.3. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ nghe (ALD)
Nếu như máy trợ thính hay ốc tai điện tử dùng cho những người bị mất thính lực, nghe kém mức độ nặng thì thiết bị hỗ trợ nghe thường dùng cho đối tượng mất thính lực mức độ nhẹ giúp khuếch đại âm thanh bạn muốn nghe, đặc biệt là ở nơi có nhiều tiếng ồn xung quanh. ALD cũng có thể sử dụng phối hợp với máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử để giúp người đeo nghe một số âm thanh tốt hơn.
Một số loại ADL: hệ thống vòng lặp, thiết bị hỗ trợ radio FM/RM, hệ thống hồng ngoại, bộ khuếch đại cá nhân,... [3]
3.3. Sử dụng bộ đôi Bảo Nhĩ Vương - Hỗ trợ cải thiện toàn diện các vấn đề về tai
Bảo Nhĩ Vương là một sản phẩm được phát triển đặc biệt để hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tai, từ việc giảm ù tai, cải thiện thính lực, viêm tai giữa đến ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tai. Khi kết hợp với các phương pháp chăm sóc tai khác, bộ đôi Bảo Nhĩ Vương – Hỗ trợ mang đến hiệu quả toàn diện, giúp bạn có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thính giác một cách hiệu quả:
Giảm ù tai ngay tức thì và phòng ngừa tái phát
Tăng cường thính lực, giúp tai nghe rõ hơn, phòng lão hóa tai ở người già
Hỗ trợ cải thiện viêm tai giữa, nấm tai, đặc biệt là người thường xuyên tái phát viêm tai
Dùng vệ sinh tai và bảo vệ tai hàng ngày
Cụ thể:
Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop: Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop là sản phẩm hỗ trợ điều trị trực tiếp các triệu chứng của ù tai và viêm tai giữa. Sản phẩm này chứa các thành phần thảo dược như Khổ sâm, Tinh dầu tràm, Tinh dầu đinh hương giúp giảm đau, giảm ngứa, giảm tiết dịch mủ, giảm ù ngay sau khi vừa nhỏ. Sở dĩ nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop cho tác dụng nhanh như vậy vì ưu thế bào chế dưới dạng dầu. Dạng dầu giúp nhỏ tai có thể đi qua màng nhĩ mà không gây tổn thương, thấm qua da và mao mạch tai để nhanh chóng vào khu vực tai giữa và tai trong. Do được tác dụng tại chỗ, các hoạt chất đến trực tiếp vào ổ viêm và tai trong bị tổn thương nên hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, cảm nhận ngay hiệu quả ngay sau khi vừa nhỏ.
Viên uống Bảo Nhĩ Vương được bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên như Sơn thù du, Cốt toái bổ, Bạch quả, Câu kỷ tử, Sinh địa, Hoàng kỳ và Cối xay, giúp bổ sung dưỡng chất, phục hồi và nuôi dưỡng thính lực. Đặc biệt bộ đôi Sơn thù du & Cốt toái bổ giúp bổ thận, cân bằng âm dương tạng thận, phục hồi chức năng nghe theo cơ chế điều trị của Đông y “thận khai khiếu ra tai”. Đặc biệt, bộ đôi này cũng hướng đích tác dụng vào ốc tai trong, giúp dẫn truyền âm thanh liền mạch, phục hồi thần kinh ốc tai, làm tai nghe rõ hơn, giảm ù hiệu quả. Tuy tác dụng không nhanh chóng bằng dầu nhỏ tai, cần sử dụng từ 3 hộp mới thấy hiệu quả. Nhưng bù lại, viên uống Bảo Nhĩ Vương cho tác dụng lâu dài, không còn lo lắng bị ù tai, viêm tai quay lại làm phiền, thính lực nghe tốt hơn mỗi ngày.
Bộ đôi vừa uống vừa nhỏ Bảo Nhĩ Vương là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng từ trẻ đến cao tuổi để cải thiện thính lực, nghe rõ hơn, giảm ù, giảm viêm và chống tai phát viêm tai giữa của rất nhiều khách hàng.
Không chỉ thế, bộ đôi này còn được nhiều bác sĩ, dược sĩ tư vấn sử dụng trong thăm khám và ngay cả trên sóng truyền hình:
4. 5 lưu ý quan trọng để tránh tái phát viêm tai giữa và tăng cường thính lực
Để bảo vệ tai sau khi điều trị viêm tai giữa và duy trì thính lực tốt, cần chú ý 5 điều sau:
Chăm sóc tai đúng cách: Sử dụng khăn mềm hoặc tăm bông lau nhẹ nhàng vùng tai ngoài thay vì cố ngoáy sâu vào bên trong tai. Khi tắm, bơi lội hoặc gội đầu, nên sử dụng nút tai chống nước, hạn chế để nước vào tai. Sử dụng bộ đôi Bảo Nhĩ Vương để chóng phục hồi viêm tai giữa, phòng bệnh tái phát và duy trì sức nghe của tai.
Hạn chế các yếu tố gây tái phát viêm tai giữa như: kiểm soát tốt các bệnh nền (viêm mũi xoang, cảm cúm, dị ứng,..), tránh bụi bẩn, khói thuốc lá, và ô nhiễm không khí,...
Chủ động tăng cường sức đề kháng của cơ thể để tránh bị tái nhiễm thông qua chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau củ quả, bổ sung omega - 3 từ thịt cá, vitamin từ rau xanh và các loại hạt. Duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng kéo dài.
Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn bằng cách: Tránh sử dụng tai nghe ở âm lượng cao và không tiếp xúc với môi trường quá ồn ào trong thời gian dài. Nếu công việc hoặc cuộc sống hàng ngày đòi hỏi tiếp xúc với tiếng ồn, hãy sử dụng nút tai hoặc tai nghe chống ồn để bảo vệ tai.
Thăm khám tai định kỳ: Thông thường sau 6 tháng - 1 năm, mọi người nên đi thăm khám tai 1 lần, dù có tiền sử bị viêm tai giữa hay suy giảm thính lực hay chưa. Việc khám tai định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn như viêm nhiễm hoặc tích tụ dịch trong tai giữa, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Các cách làm tai nghe rõ hơn sau khi bị viêm tai giữa cần sự kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp. Do vậy, bạn đọc hãy kiên trì và đừng quên dùng bộ đôi Bảo Nhĩ Vương trong uống ngoài nhỏ hàng ngày để thính lực luôn khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
[1] Pubmed - Ear candles: a triumph of ignorance over science: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14979962/ - Cập nhật ngày 26/11/2024
[2] Cleveland Clinic: Hearing Test (Audiometry) - https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/24104-hearing-test - Cập nhật ngày 26/11/2024
[3] Pubmed - Assistive Devices for People with Hearing, Voice, Speech, or Language Disorders: - https://www.nidcd.nih.gov/health/assistive-devices-people-hearing-voice-speech-or-language-disorders - Cập nhật ngày 26/11/2024