Thường xuyên bị ù tai: 5 sai lầm nên tránh để không bị ù tai nặng hơn

Người đăng: Nguyễn Nga

Thường xuyên bị ù tai là tình trạng rất nhiều gặp phải. Nhưng do chủ quan không điều trị sớm cùng 5 sai lầm dưới đây khiến chứng ù tai trở nên nặng hơn và rất khó điều trị:

5 sai lầm nên tránh để “thường xuyên bị ù tai” không trở nên nặng hơn: 

thường xuyên bị ù tai

1. Thường xuyên bị ù tai - Sai lầm 1: Sử Dụng Tai Nghe Quá Nhiều Và  Âm Lượng Quá Cao

Việc sử dụng các thiết bị nghe cá nhân qua tai nghe rất phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt, nhóm dân số trẻ thường xuyên tiếp xúc với việc sử dụng tai nghe, với tới 84% thanh thiếu niên sử dụng tai nghe. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 49,6% người dùng tai nghe với âm lượng to [1]. Ngoài ra, nhiều người dùng tai nghe trong thời gian dài mà không có khoảng nghỉ. Những kiểu sử dụng tai nghe có nguy cơ này có thể liên quan đến các vấn đề về thính giác (ù tai, suy giảm thính lực).

Việc sử dụng tai nghe lớn (>60% âm lượng tối đa của thiết bị) và liên tục trong thời gian dài (>60 phút) mà không cho tai nghỉ ngơi khiến các tế bào lông tai bị tổn thương hoặc chết. Khi tế bào lông bị tổn thương, chúng sẽ gửi tín hiệu điện bất thường đến não bộ. Não bộ không thể giải thích những tín hiệu này một cách chính xác, dẫn đến cảm giác ù tai, như tiếng ve kêu, tiếng gió thổi, tiếng rít,...

Vậy phải làm thế nào để sử dụng tai nghe đúng và an toàn, tránh tình trạng ù tai?

  • Sử dụng quy tắc 60/60: đặt âm lượng không quá 60% mức tối đa và nghe không quá 60 phút mỗi lần.

  • Sử dụng tai nghe có chất lượng tốt: Chọn tai nghe có đệm tai mềm mại và vừa vặn để giảm áp lực lên tai.

  • Sử dụng tai nghe chụp sẽ có độ an toàn cao hơn tai nghe nhét

  • Cho tai nghỉ ngơi 15-20 phút sau mỗi 60 phút đeo tai nghe liên tục

2. Thường xuyên bị ù tai - Sai lầm 2: Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ

Một số thuốc khi sử dụng ở liều cao và kéo dài gây ù tai tạm thời hoặc vĩnh viễn như: 

  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là nhóm aminoglycoside (gentamycin, streptomycin, neomycin…), có thể gây độc hại cho tai trong, dẫn đến ù tai và giảm thính lực.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID như ibuprofen, aspirin và naproxen có thể gây ra các tác dụng phụ như ù tai, chóng mặt và mất thính lực.

  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu như furosemide và hydrochlorothiazide có thể gây ra các tác dụng phụ như ù tai, chóng mặt và mất thính lực.

  • Thuốc chống ung thư: Một số loại thuốc chống ung thư, đặc biệt là nhóm cisplatin, có thể gây ra các tác dụng phụ như ù tai, giảm thính lực và mất thính lực vĩnh viễn.

Do đó, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng và tự động tăng liều hay giảm liều. 

Nếu bạn vẫn thường xuyên bị ù tai sau khi ngừng thuốc 2-4 tuần, thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

3. Thường xuyên bị ù tai - Sai lầm 3: Bỏ qua căng thẳng và lo âu

Tại sao căng thẳng gây ù tai?

Căng thẳng kích hoạt trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA) và hệ thần kinh tự chủ (ANS), dẫn đến sự giải phóng hormone cortisol. Hormone này tác động đến các vùng trong não liên quan đến cảm xúc và trí nhớ như hồi hải mã, hạnh nhân, và vỏ não trước trán. Những vùng này sau đó có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh âm thanh của hệ thống thính giác, làm tăng nguy cơ ù tai [2].

thường xuyên bị ù tai do căng thẳng

Căng thẳng, lo âu là một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị ù tai

Ngoài ra, căng thẳng làm thay đổi cách các tế bào thần kinh trong hệ thống thính giác hoạt động. Khi căng thẳng, các tế bào thần kinh có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích thích, dẫn đến hiện tượng ù tai. Đặc biệt, khi căng thẳng kéo dài, mức cortisol cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm, làm cho tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi căng thẳng, hoạt động thần kinh trong vỏ não thính giác - khu vực xử lý âm thanh trong não - tăng lên, làm cho cảm giác ù tai trở nên rõ ràng hơn [2].

Làm thế nào để giảm căng thẳng, lo âu, hạn chế ù tai tái phát?

Để điều hòa tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như: 

  • Thực hiện các bài tập thư giãn: Yoga, thiền hoặc hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng.

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn giúp cơ thể đối phó với căng thẳng tốt hơn.

  • Dành thời gian cho những người thân yêu: có thể giúp bạn cảm thấy được kết nối và hỗ trợ, từ đó giảm bớt căng thẳng và lo âu.

  • Ngủ đủ giấc (khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày) rất quan trọng để giúp bạn kiểm soát căng thẳng và lo âu.

  • Thăm khám và nhận sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý nếu căng thẳng không thể kiểm soát.

4. Thường xuyên bị ù tai - Sai lầm 4: Vệ sinh tai không đúng cách

Vệ sinh tai là một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe tai và thính giác. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc phải sai lầm khi vệ sinh tai, dẫn đến tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. 

Thế nào là vệ sinh tai không đúng cách?

  • Dùng tăm bông không đúng cách: Một sai lầm phổ biến là sử dụng tăm bông để làm sạch tai. Thay vì loại bỏ ráy tai, tăm bông thường đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, gây tắc nghẽn và dẫn đến ù tai.

  • Sử dụng vật nhọn hoặc cứng: Một số người dùng các vật nhọn hoặc cứng như kẹp tóc, que diêm để làm sạch tai. Điều này có thể gây tổn thương đến ống tai và màng nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng và ù tai.

  • Quá thường xuyên vệ sinh tai: Vệ sinh tai quá thường xuyên cũng không tốt, vì ráy tai có tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Loại bỏ ráy tai quá nhiều có thể làm mất lớp bảo vệ tự nhiên này, làm cho tai dễ bị nhiễm trùng hơn.

Vậy thế nào là vệ sinh tai đúng cách, ngăn ngừa và cải thiện ù tai?

vệ sinh tai sai cách gây ù tai

  • Không cần loại bỏ ráy tai trừ trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều, hình thành nút ráy tai gây ù tai. Với trường hợp này, bạn có thể nhờ nhân viên y tế hỗ trợ lấy ráy tai ra hoặc dùng dung dịch làm mềm ráy tai. Tuyệt ý không dùng tăm bông hay vật nhọn chọc vào tai, cạy ráy tai ra. 

  • Giữ tai khô ráo: Sau khi tắm hoặc bơi lội, hãy đảm bảo tai bạn khô ráo để tránh nhiễm trùng. Có thể dùng khăn mềm để lau nhẹ nhàng bên ngoài tai.

  • Không cần rửa tai bằng nước muối sinh lý thường xuyên, chỉ nên rửa tai  tối đa 1-2 lần/ tuần.

5. Thường xuyên bị ù tai - Sai lầm 5: Ù tai có thể tự khỏi, ù tai không gây nguy hiểm gì?

Ù tai có thể tự khỏi trong một số trường hợp như ù tai do đi máy bay, ù tai do bơi lội, ù tai do tác dụng phụ của thuốc, ù tai do cảm cúm, viêm xoang,... Ù tai trong những trường hợp này có thể tự khỏi sau 2-4 tuần. 

Tuy nhiên đa phần tình trạng ù tai không thể tự khỏi. Nếu thường xuyên bị ù tai mà không rõ nguyên nhân hoặc ù tai kéo dài 2-4 tuần không khỏi thì bạn cần đi khám Y tế ngay. Thường xuyên bị ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm: rối loạn thần kinh, khối u não, u dây thần kinh thính giác, xốp xơ tai, Meniere,.... 

Thường xuyên bị ù tai chủ yếu do nguyên nhân tạng thận suy yếu. Theo Y học cổ truyền, “thận khai khiếu ra tai”. "Khai" có nghĩa là mở, thông,"khiếu" có nghĩa là lỗ hổng,"tai" là bộ phận nghe. "Thận khai khiếu ở tai" nghĩa là tạng thận có mối liên hệ mật thiết với thính giác, đảm nhiệm chức năng mở thông các khiếu tai để tiếp nhận và xử lý âm thanh.

Khi tạng thận khỏe mạnh, khí huyết lưu thông thông, thính giác sẽ tinh nhạy, minh mẫn. Ngược lại, khi tạng thận suy yếu, khí huyết ứ trệ, thính giác sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề như ù tai, thính lực giảm sút.

Những trường hợp ù tai này không thể tự khỏi mà cần tác động vào gốc rễ của vấn đề là tạng thận. Bồi thận và cân bằng âm dương tạng thận là phương pháp điều trị ù tai, dù là thường xuyên ù tai hay ù tai liên tục, ù tai lâu năm hiệu quả nhất hiện nay.

Bảo Nhĩ Vương - Giải pháp đẩy lùi ù tai, ngăn ù tai tái phát

Nếu bạn thường xuyên bị ù tai thì Bảo Nhĩ Vương là lựa chọn tốt nhất trong việc cải thiện tiếng ù và ngăn chặn ù tai xuất hiện. 

bảo nhĩ vương

Bởi Bảo Nhĩ Vương là một trong số ít sản phẩm trên thị trường tác động vào gốc rễ nguyên nhân gây bệnh với Bộ ba “tam bảo” cải thiện ù tai của Y học cổ truyền: Sơn thù du - Cốt toái bổ - Bạch quả. Trong đó:

  • Sơn thù du và Cốt toái bổ là bộ đôi cho tác dụng lên tai một cách toàn diện cả trong và ngoài. Với “trong” là bổ thận, cân bằng âm dương tạng thận - giải quyết gốc rễ vấn đề. Và “ngoài” là tác dụng trực tiếp vào ốc tai trong, tăng cường nuôi dưỡng giúp tai khỏe mạnh. 

  • Bạch quả có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tai luôn được nuôi dưỡng đầy đủ, từ đó giảm thiểu ù tai và cải thiện thính lực.

Cùng nghe Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân - Viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam giải thích rõ hơn về tác dụng của bộ ba “tam bảo” này: 

  

Chính vì lý do này, Bảo Nhĩ Vương là lựa chọn phân phối hàng đầu của rất nhiều nhà thuốc trên toàn quốc và được hàng ngàn khách hàng tin tưởng sử dụng.

Tham khảo: Bảo Nhĩ Vương mua ở đâu? Giá thế nào?

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về 5 sai lầm cần tránh khi thường xuyên bị ù tai và cách khắc phục chúng. Hãy chăm sóc tai đúng cách và sử dụng Bảo Nhĩ Vương để bảo vệ thính giác của mình.

Tài liệu tham khảo: 

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4085931/ 

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10188965/ 



Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Tại sao nên mua ngay BẢO NHĨ VƯƠNG giảm ù tai:
- Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành: Đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như an toàn
- Tác dụng đẩy lùi ù tai, nghe kém rõ rệt rất nhiều khách hàng kiểm chứng
- Cơ chế hướng đích vào tai trong nên vượt trội so với sản phẩm khác ở những tình trạng ù tai không rõ nguyên nhân
Tổng giá: 540.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)
- Mua 3 hộp: Miễn phí vận chuyển
- Mua 5 hộp: Giá ưu đãi 170.000 VNĐ/hộp
- Mua 10 hộp: Tặng ngay 1 hộp