“Nấm tai có tự khỏi không?”, “Bị nấm tai có lây không?” đó là những thắc mắc chung của rất nhiều người gặp tình trạng này. Trong bài viết này, DS. Bảo Nhĩ Vương sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về tình trạng này cũng như cung cấp 5 mẹo trị nấm tai hiệu quả ngay tại nhà.
1. Nấm tai là gì? Triệu chứng điển hình của nấm tai
Triệu chứng điển hình của nấm tai:
Ngứa ngáy trong tai: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, khiến người bệnh liên tục muốn gãi tai.
Đau tai: Cảm giác đau nhức trong tai có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy vào mức độ nhiễm nấm.
Dịch tiết từ tai: Nấm tai thường gây chảy mủ hoặc dịch có mùi hôi từ ống tai.
Giảm thính lực: Khi nấm phát triển nhiều, nó có thể gây bít tắc ống tai, dẫn đến giảm thính lực tạm thời.
Ù tai: Người bệnh có thể cảm thấy như có tiếng ù, vo ve, hoặc tiếng gió rít trong tai, đặc biệt khi ở trong môi trường yên tĩnh. Âm thanh này có thể xuất hiện liên tục hoặc gián đoạn, gây khó chịu và mất tập trung.
Ở một số người, tiến triển bệnh có thể có thêm các biểu hiện: chóng mặt, sốt, đau tai dữ dội,...
2. Nấm tai có tự khỏi không?
Nhiều người thắc mắc liệu nấm tai có tự khỏi không? Câu trả lời là không nên chủ quan với tình trạng này. Nấm tai thường không tự khỏi mà cần điều trị Y khoa, bởi:
Nấm phát triển nhanh chóng: Nếu không điều trị, các bào tử nấm có thể lan rộng và gây tổn thương lớn hơn cho ống tai.
Môi trường thuận lợi: Ống tai là nơi ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và khó tiêu diệt nếu không có biện pháp điều trị.
Tái phát nhiều lần: Một khi nhiễm nấm, nếu không được loại bỏ hoàn toàn, bệnh dễ tái phát, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Nấm tai nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Thủng màng nhĩ: Đặc biệt, nguyên nhân nấm tai do Candida có nguy cơ thủng màng nhĩ cao hơn. Thủng màng nhĩ thường gặp hơn ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch so với những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường.
Mất thính lực
Nhiễm trùng xâm lấn thái dương
Viêm xương chũm
Viêm màng não
Viêm tủy xương do nấm (rất hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng)
3. Nấm tai có lây không?
Nấm tai không phải là một bệnh dễ lây nhiễm từ người này sang người khác như một số bệnh lý nhiễm trùng khác. Thực chất, nấm tai chủ yếu phát sinh do các điều kiện cụ thể trong ống tai của mỗi cá nhân, như độ ẩm cao, tổn thương da ống tai, hoặc hệ miễn dịch yếu.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần tuân thủ các lưu ý sau:
Môi trường sống: Trong một số trường hợp, môi trường sống hoặc làm việc có độ ẩm cao cũng có thể khiến nhiều người cùng gặp phải vấn đề về nấm tai, nhưng không phải là lây nhiễm trực tiếp.
Bảo vệ tai trong lúc bơi vì loại nấm gây ra các bệnh nhiễm trùng này có thể lây lan từ người này sang người khác khi bơi trong vùng nước bị nhiễm bệnh.
Không tham gia bơi lội hoặc các môn thể thao dưới nước khi đang bị nấm tai
Không nên nhét tăm bông vào tai.
Tránh gãi tai.
4. Nấm tai khi nào cần đi khám?
Nhiễm trùng tai do nấm thường không khỏi nếu không được điều trị. Vì vậy, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ chăm sóc sức khỏe nếu:
Dịch chảy ra từ tai: Nếu bạn thấy tai tiết ra dịch màu trắng, vàng, hoặc mùi hôi khó chịu, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng tai hoặc nhiễm nấm kèm theo vi khuẩn. Điều này cần được bác sĩ can thiệp ngay để tránh biến chứng lan rộng.
Mất thính lực: Nếu bạn gặp phải tình trạng mất thính lực tạm thời hoặc giảm thính lực rõ rệt ở một hoặc cả hai tai, đây là dấu hiệu nghiêm trọng. Nấm phát triển trong ống tai có thể gây tắc nghẽn âm thanh, nhưng khi kèm theo mất thính lực, cần đi khám ngay để ngăn ngừa mất thính lực vĩnh viễn.
Ngứa tai kéo dài: Ngứa tai là triệu chứng phổ biến khi bị nấm tai, nhưng nếu ngứa kéo dài và không cải thiện sau vài ngày tự điều trị, rất có thể nấm đã phát triển mạnh hơn và cần sự can thiệp của bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và loại nấm.
Tai bị sưng hoặc đỏ: Nếu tai bạn có dấu hiệu sưng tấy, đỏ lên, hoặc bị viêm, đây là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng nấm đang tiến triển mạnh và cần được khám và điều trị kịp thời.
Sử dụng các biện pháp tự nhiên không hiệu quả: Nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như vệ sinh tai, giữ tai khô ráo, hoặc sử dụng thuốc nhỏ tai nhưng tình trạng không thuyên giảm hoặc thậm chí trở nên nặng hơn, bạn cần gặp bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Tiền sử bệnh lý hoặc hệ miễn dịch yếu: Nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như vệ sinh tai, giữ tai khô ráo, hoặc sử dụng thuốc nhỏ tai nhưng tình trạng không thuyên giảm hoặc thậm chí trở nên nặng hơn, bạn cần gặp bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Nấm tai tái phát nhiều lần: Nếu bạn đã từng bị nấm tai nhiều lần trong quá khứ và nhận thấy triệu chứng tái phát, việc đi khám bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát và điều trị đúng cách, tránh tình trạng nấm tai tái phát liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị nhiễm trùng tai do nấm, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau dữ dội, chóng mặt hoặc sốt.
Khám nấm tai ở đâu?
Một số cơ sở khám Tai - Mũi - Họng nổi tiếng bạn có thể tham khảo:
Tại Hà Nội:
Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung Ương: 78 Giải Phóng - Phương Đình - Đống Đa - Hà Nội (Thời gian thăm khám: Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 16h30)
Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng - Phương Đình - Đống Đa, thành phố Hà Nội (Thời gian thăm khám: Thứ 2 - thứ 6: 7h30 - 11h30 và 13h30 - 16h30)
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng - Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội (Thời gian thăm khám: Thứ 2 - Thứ 7, 7h00 - 12h00 và 13h30 - 16h30, thứ 7 chỉ làm buổi sáng)
Tại TP.Hồ Chí Minh:
Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Thành phố Hồ Chí Minh: 155B Trần Quốc Thảo - Quận 3 - TP.HCM (Thời gian thăm khám: 5h30 - 19h00 từ thứ 2 - thứ 6 và 07h00 - 11h00, 13h30 - 16h30 vào thứ 7 và chủ nhật)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 (Thời gian thăm khám: 7h30 - 16h30 từ thứ 2 - thứ 6 và 7h30 - 15h30 vào thứ 7)
Phòng khám đa khoa quốc tế Sài Gòn:
CS1: 9-15 Trịnh Văn Cấn - Cầu Ông Lãnh - Quận 1 - TP. HCM
CS2: 441 Lê Văn Lương - Tân Phong - Quận 7, TP. HCM
Thời gian thăm khám: 07h30 - 19h45 từ thứ 2 - chủ nhật
5. 5 mẹo trị nấm tai hiệu quả ngay tại nhà
Bệnh nấm tai cần được khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh không quá nghiệm trong, bác sĩ có thể cho điều trị nấm tai tại nhà. Lúc này, bạn có thể kết hợp 5 mẹo điều trị sau:
5.1. Tuân thủ phác đồ điều trị tại nhà của bác sĩ đề ra
Sử dụng thuốc nhỏ tai chống nấm: clotrimazole và fluconazole trong 3–4 tuần.
Điều trị nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: dùng thuốc chống nấm dạng uống và tiêm tĩnh mạch trong 3-4 tuần, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Nhiễm trùng nấm ở khoang xương chũm của những bệnh nhân suy giảm miễn dịch đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ thành ống xuống xương chũm khá thường xuyên và cần điều trị kéo dài bằng thuốc nhỏ tai chống nấm và thuốc chống nấm đường uống. Phương pháp điều trị được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị viêm xương chũm do nấm bao gồm cắt lọc phẫu thuật và liệu pháp chống nấm toàn thân với amphotericin B là tiêu chuẩn vàng [2] Thuốc chống nấm nên được dùng trong 3 - 4 tuần tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
5.2. Vệ sinh ống tai bằng dung dịch chuyên biệt
Một phương pháp chữa trị nhiễm trùng tai do nấm phổ biến tại nhà là hydrogen peroxide pha loãng . Phương pháp này giúp loại bỏ dịch tiết và chất tích tụ trong tai.
Bạn cũng có thể thử dùng thuốc nhỏ tai carbamide peroxide hoặc hỗn hợp 1:1 gồm cồn xát và giấm trắng [3]
5.3. Sử dụng sản phẩm nhỏ tai chứa chất chống nấm tự nhiên
Nhiều sản phẩm nhỏ tai có thành phần thảo dược được biết đến với tác dụng diệt nấm hiệu quả, như Khổ sâm, tinh dầu tràm, tinh dầu đinh hương,... Những thành phần này không chỉ giúp tiêu diệt nấm mà còn có khả năng chống oxy hóa, giảm đau, giảm ngứa và hỗ trợ tái tạo vùng da bị tổn thương do nấm.
Một sản phẩm nổi bật trong số đó là Bảo Nhĩ Vương Drop, được đánh giá cao nhờ công thức dạng dầu, giúp thẩm thấu nhanh qua màng nhĩ, diệt nấm tận gốc ở khu vực tai giữa. Đồng thời, sản phẩm cũng thâm nhập sâu vào mô tế bào, hỗ trợ quá trình tái tạo da bị nấm xâm lấn.
Do tác động trực tiếp tại khu vực bị nấm, nên bạn sẽ cảm nhận rõ sự dễ chịu, dịu đau, giảm ngứa chỉ sau vài phút sử dụng.
Với liều dùng tối ưu: chỉ 2 giọt cho mỗi lần sử dụng, vừa tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả nhanh chóng ngay tức thì, Bảo Nhĩ Vương Drop là lựa chọn hàng đầu của những người nấm tai, viêm tai, ù tai,...
5.4. Giữ tai khô ráo
Nấm phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt, do đó giữ tai luôn khô là bước rất quan trọng trong việc điều trị nấm tai tại nhà.
Sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước, bạn nên nhẹ nhàng lau khô tai bằng khăn mềm, tránh sử dụng tăm bông hoặc các vật nhọn vì có thể gây tổn thương ống tai. Ngoài ra, bạn có thể dùng bông để che tai khi đi bơi hoặc khi tiếp xúc với nước.
Ngoài ra, tai nghe và bịt tai có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển do giữ độ ẩm trong ống tai. Việc này cũng dễ dẫn đến lây nhiễm thêm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào tai. Vì vậy, bạn cần hạn chế đeo tai nghe trong thời gian dài, đặc biệt khi đang bị nấm tai. Nên vệ sinh tai nghe thường xuyên nếu phải sử dụng, và tốt nhất là sử dụng các loại tai nghe vệ sinh được dễ dàng.
5.5. Cải thiện hệ miễn dịch qua chế độ ăn uống
Như đã trình bày ở trên, nấm tai thường dễ phát triển và hình thành biến chứng nguy hiểm chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị nấm tai từ bên trong.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại trái cây như cam, bưởi, rau cải xanh, hạt chia, và cá hồi rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm chứa nhiều đường vì đường có thể kích thích sự phát triển của nấm.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “nấm tai có tự khỏi không” và hiểu rõ tầm quan trọng của việc điều trị đúng cách. Hãy áp dụng 5 cách điều trị nấm tai tại nhà mà chúng tôi cung cấp ở trên để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và giúp đôi tai của bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Tài liệu tham khảo:
[1] Pubmed - Fungal Infections of the Ear in Immunocompromised Host: a Review - Cập nhật ngày 30/10/2024
[2] Pubmed - Invasive Pseudallescheria boydii fungal infection of the temporal bone: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9419113/ - Cập nhật ngày 30/10/2024
[3] Cleveland Clinic - Fungal Ear Infection (Otomycosis): https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25009-fungal-ear-infection - Cập nhật ngày 30/10/2024