Nấm tai trong tai là một vấn đề phổ biến gây khó chịu, đặc biệt là tình trạng này khó trị dứt điểm. Tại sao nấm tai lại tái phát nhiều lần và làm thế nào để ngăn chặn? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp lâu dài để bảo vệ đôi tai khỏi bệnh này.
1. Nguyên nhân khiến nấm tai tái phát nhiều lần
Nấm tai, hay còn gọi là viêm tai do nấm, là một trong những vấn đề về tai thường gặp, gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau nhức. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nấm tai thường có xu hướng tái phát nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách và triệt để. Vậy tại sao nấm tai lại dễ tái phát? Dưới đây là 6 nguyên nhân chính lý giải cho hiện tượng này.
1.1. Nấm tai tái phát nhiều lần do không điều trị triệt để ngay từ đầu
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nấm tai tái phát là do điều trị không triệt để trong lần mắc đầu tiên. Nhiều người bệnh sau khi thấy các triệu chứng giảm bớt thường ngừng dùng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều lượng mà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Thực tế, các loại nấm gây nhiễm trùng tai có thể tồn tại rất lâu nếu không bị tiêu diệt hoàn toàn, và chỉ cần một điều kiện thuận lợi (ẩm ướt, vệ sinh tai sai cách, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, khí hậu nóng ẩm,...) chúng sẽ phát triển trở lại. Việc điều trị không đúng liều lượng và không theo liệu trình dễ khiến nấm chỉ tạm ngưng hoạt động, sau đó lại tái phát khi có cơ hội.
Hơn nữa, nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bôi, nhỏ mà không tham khảo ý kiến chuyên gia, dẫn đến việc nấm chỉ được kìm hãm tạm thời chứ không bị loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, để tránh tái phát, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị được bác sĩ chỉ định, ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.
1.2. Tai thường xuyên ẩm ướt
Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Việc giữ cho tai khô ráo là rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng lưu ý điều này. Đối với những người thường xuyên đi bơi, tắm biển, hoặc làm việc trong môi trường ẩm thấp, việc tai bị ẩm trở thành một vấn đề thường xuyên. Mỗi khi tai bị ẩm, nấm dễ dàng sinh sôi và lây lan.
Ngoài ra, những thói quen như không lau khô tai sau khi tắm hoặc sử dụng tai nghe trong thời gian dài cũng có thể khiến tai ẩm ướt hơn. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, vùng tai rất dễ trở thành nơi sinh sản của nấm và vi khuẩn. Vì vậy, để phòng tránh nấm tai tái phát, giữ tai khô ráo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Người bệnh có thể sử dụng khăn mềm hoặc máy sấy tóc ở chế độ nhẹ để làm khô tai sau khi tắm.
1.3. Sử dụng tai nghe không vệ sinh
Thói quen sử dụng tai nghe mà không vệ sinh thường xuyên là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm nấm tai. Tai nghe là vật dụng cá nhân được đặt trực tiếp vào ống tai, và nếu không được vệ sinh định kỳ, tai nghe dễ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn và nấm mốc. Khi tai nghe không được làm sạch đúng cách, nấm và vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tai, gây nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng nấm tai.
Ngoài ra, việc chia sẻ tai nghe với người khác cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm tai. Để tránh nguy cơ tái phát, cần vệ sinh tai nghe thường xuyên bằng dung dịch cồn y tế hoặc khăn sạch, và tránh chia sẻ tai nghe với người khác.
1.4. Sức đề kháng yếu hoặc do bệnh lý khác

Sức đề kháng yếu là nguyên nhân dễ hình thành nấm tai
Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý mãn tính, dễ bị nhiễm nấm tai hơn. Khi sức đề kháng giảm, cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ khỏi các loại nấm và vi khuẩn gây hại, khiến chúng dễ dàng sinh sôi và phát triển.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, môi trường ẩm ướt bên trong tai là nơi lý tưởng để nấm Candida sinh sống và phát triển. Hơn nữa, các bệnh lý như vảy nến hoặc eczema cũng có thể làm cho da ở vùng tai dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm tái phát.
1.5. Lạm dụng kháng sinh, thuốc nhỏ tai
Lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai không theo chỉ định cũng là nguyên nhân khiến nấm tai tái phát. Thuốc kháng sinh nhỏ tai tại chỗ cung cấp nồng độ kháng sinh cao trực tiếp vào tai giữa, do đó chúng sẽ làm tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn [1].
Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nhưng không có tác dụng với nấm. Thậm chí, việc dùng kháng sinh kéo dài có thể làm mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh hơn. Đối với thuốc nhỏ tai, nhiều người sử dụng chúng mỗi khi cảm thấy ngứa hoặc khó chịu mà không hiểu rõ nguyên nhân. Việc sử dụng các loại thuốc không đúng chỉ định có thể khiến tai bị kích ứng, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và tái phát sau đó.
1.6. Vệ sinh tai không đúng cách
Thói quen vệ sinh tai không đúng cách như ngoáy tai quá sâu, hoặc sử dụng các dụng cụ vệ sinh không đảm bảo cũng là một nguyên nhân dẫn đến nấm tai tái phát. Ống tai có lớp da mỏng và nhạy cảm, nếu bị tổn thương, nó sẽ trở thành nơi lý tưởng cho nấm phát triển.
Nhiều người lầm tưởng rằng lấy ráy tai thường xuyên sẽ giúp tai sạch hơn. Tuy nhiên, ráy tai có tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Việc lấy ráy tai quá mức sẽ làm mất lớp bảo vệ tự nhiên này, khiến tai dễ bị viêm nhiễm. Để tránh nấm tai tái phát, nên hạn chế lấy ráy tai quá thường xuyên và sử dụng các phương pháp vệ sinh an toàn.
2. 3 cách điều trị nấm tai an toàn - hiệu quả không tái phát
Để điều trị nấm tai hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh có thể áp dụng 3 phương pháp điều trị sau đây, đảm bảo an toàn và hiệu quả:
2.1. Dùng thuốc kháng nấm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc kháng nấm là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nấm tai. Việc sử dụng thuốc kháng nấm giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh, giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, đau đớn, và khó chịu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và tránh tình trạng tái phát, việc dùng thuốc cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.1.1. Các thuốc chống nấm thường sử dụng trong điều trị nấm tai
Có nhiều loại thuốc kháng nấm được sử dụng để điều trị nấm tai, bao gồm thuốc dạng nhỏ tai, thuốc mỡ và đôi khi là thuốc uống:
Thuốc mỡ bôi tai: Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vùng da bên trong tai để loại bỏ nấm. Các loại thuốc mỡ này thường chứa các hoạt chất kháng nấm mạnh, giúp tiêu diệt nấm nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát: clotrimazole , ketoconazole và econazole,....
Thuốc kháng nấm dạng uống: Trong những trường hợp nặng hoặc khi nấm đã lan sang các khu vực khác, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm dạng uống (itraconazole, gel uống gel uống miconazole, nystatin,...) hoặc một số thuốc giảm đau, kháng viêm khác. Thuốc uống có thể giúp tiêu diệt nấm từ bên trong cơ thể và ngăn chặn khả năng nấm tái phát.
2.1.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống nấm trong điều trị nấm tai
Sử dụng thuốc kháng nấm cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu. Người bệnh không nên tự ý dừng thuốc ngay cả khi triệu chứng đã giảm bớt, bởi điều này có thể khiến nấm chỉ tạm ngưng và sẽ tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Ngoài ra, sử dụng kháng sinh hoặc thuốc bôi tai không theo chỉ định có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc làm cho nấm trở nên kháng thuốc, khó điều trị hơn trong lần nhiễm trùng kế tiếp.
2.2. Sử dụng phương pháp rửa tai bằng dung dịch kháng khuẩn
Rửa tai bằng dung dịch kháng khuẩn là một trong những cách an toàn và hiệu quả giúp giảm triệu chứng nấm tai, đồng thời loại bỏ môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Phương pháp này thường được khuyên dùng cho người bệnh ở giai đoạn đầu, khi nấm chưa lan rộng hoặc chưa gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
2.2.1. Vệ sinh tai bằng dung dịch kháng khuẩn
Nấm tai thường sử dụng dung dịch hydro peroxide và axit axetic để vệ sinh tai:
Dung dịch hydro peroxide (H2O2) 3%: Đây là dung dịch phổ biến và dễ tìm trong các hiệu thuốc. Hydro peroxide giúp làm sạch ráy tai, loại bỏ các chất thải và tiêu diệt nấm. Tuy nhiên, dung dịch nhỏ này sẽ gây kích ứng, khó chịu và một số tác dụng phụ trên tai khi dùng quá nhiều. Dung dịch này cũng không được sử dụng cho người bị thủng màng nhĩ, người đang bị viêm tai, người đang sử dụng máy trợ thính,... Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để vệ sinh tai bằng dung dịch hydro peroxide.
Dung dịch axit axetic (giấm trắng): Axit axetic sở hữu tính kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Để điều trị, bạn có thể nhỏ dung dịch trực tiếp vào ống tai hoặc sử dụng bông y tế thấm dung dịch và đặt vào tai. Tuy nhiên, cần thận trọng, không áp dụng phương pháp này đối với trường hợp viêm tai giữa hoặc thủng màng nhĩ [3]
2.2.2. Lưu ý khi sử dụng các phương pháp rửa tai
Người bệnh cần tránh tự ý rửa tai nếu có vết trầy xước hoặc vết thương hở trong tai, bởi dung dịch có thể gây kích ứng và làm tình trạng viêm nặng hơn. Nếu không chắc chắn về tình trạng tai của mình, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2.3. Sử dụng liệu pháp nhiệt để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị
Nhiệt sẽ giúp các cơ xung quanh ống tai thư giãn và giúp chất lỏng lưu thông tốt hơn. Do vậy, đây là một phương pháp hỗ trợ cải thiện đau tai, ngứa tai, giúp tai dễ chịu hơn:
Sử dụng túi chườm ấm: Túi chườm ấm là một công cụ đơn giản và dễ dùng. Bạn chỉ cần đổ nước ấm vào túi chườm và đặt nhẹ nhàng lên tai bị nhiễm nấm trong khoảng 10-15 phút. Nhiệt độ ấm sẽ giúp giãn mạch máu, giảm đau và giảm sưng.
Áp dụng khăn ấm: Nếu không có túi chườm, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm, ngâm vào nước ấm rồi vắt khô, sau đó áp nhẹ lên tai. Liệu pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện cảm giác ngứa ngáy do nấm gây ra.
Lưu ý: Liệu pháp nhiệt chỉ nên thực hiện với nhiệt độ vừa phải, tránh dùng nước quá nóng vì có thể gây bỏng và làm tổn thương da tai. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không áp dụng phương pháp này nếu tai có dấu hiệu viêm nhiễm nặng hoặc mưng mủ, vì nhiệt độ có thể làm tình trạng này nghiêm trọng hơn.
3. Giải pháp tốt nhất phòng tránh bệnh nấm trong tai
Phòng tránh bệnh nấm tai đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng và duy trì những thói quen vệ sinh phù hợp. Dưới đây là giải pháp phòng ngừa tối ưu để bảo vệ tai khỏi nguy cơ nhiễm nấm, giúp tránh tái phát và duy trì sức khỏe tai tốt nhất.
3.1. Tăng cường tự miễn dịch của cơ thể
Một nguyên nhân quan trọng khiến nấm tai tái phát là hệ miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể dễ dàng bị nấm và vi khuẩn tấn công. Việc tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể tự phòng ngừa các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm nguy cơ tái phát nấm tai. Do vậy, tăng cường hệ miễn dịch là một trong các giải pháp tốt nhất phòng tránh bệnh nấm trong tai.
3.1.1. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch, ngừa nấm tái phát
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh có thể tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên qua các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây có múi (cam, bưởi, chanh), kiwi, dâu tây và rau cải bó xôi chứa nhiều vitamin C, có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
Thực phẩm chứa probiotic: Probiotic là vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp cải thiện hệ miễn dịch. Sữa chua, kim chi, miso và kefir là các loại thực phẩm giàu probiotic, giúp cơ thể cân bằng vi khuẩn và tăng cường khả năng đề kháng với nấm và vi khuẩn.
Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Các thực phẩm như thịt bò, hải sản, hạt bí và hạt điều giàu kẽm, giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nhiễm trùng, bao gồm nấm tai.
3.1.2. Lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên
Ngoài chế độ ăn uống và bổ sung thảo dược, duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tái phát nấm tai. Người bệnh nên:
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và tái tạo hệ miễn dịch. Giấc ngủ tốt giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào miễn dịch hơn, từ đó bảo vệ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp lưu thông máu tốt hơn và tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc đạp xe.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng như ngồi thiền, bài tập hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động giải trí để duy trì tinh thần thoải mái.
3.2. Giữ tai khô ráo và vệ sinh tai đúng cách
Môi trường ẩm ướt là điều kiện hình thành và phát triển nấm mốc. Khi nước hoặc mồ hôi đọng lại trong tai, đặc biệt là trong thời gian dài, nguy cơ bị nhiễm nấm sẽ tăng lên. Để tránh tình trạng này, hãy lưu ý một số mẹo giữ tai khô ráo:
Tránh để nước vào tai: Khi tắm hoặc bơi lội, bạn nên sử dụng nút tai hoặc đội mũ bơi để ngăn nước xâm nhập vào tai. Nếu có nước vào tai, nghiêng đầu sang một bên và nhẹ nhàng kéo tai ngoài để giúp nước thoát ra.
Làm khô tai ngay lập tức: Sau khi tắm hoặc bơi, dùng khăn mềm lau nhẹ bên ngoài tai. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ mát để làm khô tai, nhưng không nên để máy quá gần tai để tránh kích ứng da.
Tránh dùng tăm bông thường xuyên: Việc dùng tăm bông quá nhiều hoặc đưa sâu vào tai có thể làm tổn thương da trong tai và tạo điều kiện cho nấm phát triển. Để vệ sinh tai đúng cách, chỉ nên lau nhẹ phần ngoài của tai và tránh can thiệp quá sâu vào ống tai.
3.3. Tạo thói quen kiểm tra tai định kỳ
Nhiều người thường bỏ qua kiểm tra sức khỏe tai vì nghĩ rằng tai là cơ quan ít bị tác động. Tuy nhiên, việc kiểm tra tai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Kiểm tra sức khỏe tai hàng năm: Điều này đặc biệt quan trọng đối với người có tiền sử nhiễm nấm tai hoặc những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp.
Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào như ngứa, đau hoặc tiết dịch từ tai, bạn nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị sớm.
4. Bảo Nhĩ Vương - Giải pháp cải thiện nấm tai hiệu quả
Bên cạnh các biện pháp vệ sinh và thói quen hàng ngày, sử dụng sản phẩm chuyên dụng giúp bảo vệ tai khỏi nguy cơ nhiễm nấm cũng là một giải pháp đáng cân nhắc. Bảo Nhĩ Vương bộ sản phẩm đáng tin cậy, được phát triển với các thành phần tự nhiên có công dụng kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả.
Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop: Dầu nhỏ tai này chứa Khổ sâm, tinh dầu tràm và tinh dầu đinh hương, giúp diệt nấm tại chỗ, làm giảm ngứa và đau nhức tức thì. Sản phẩm tác động trực tiếp lên vùng nhiễm nấm, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Viên uống Bảo Nhĩ Vương: Có tác dụng diệt nấm, kháng khuẩn cho tai nhờ 2 thành phần: Cối xay và Hoàng Kỳ. Viên uống Bảo Nhĩ Vương cũng giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tai từ bên trong, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Các thành phần phần thảo dược, đặc biệt là bộ đôi Sơn thù du, Cốt toái bổ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng thính giác và sức đề kháng cho cơ thể.
Để ngăn ngừa nấm tai tái phát, việc điều trị đúng cách kết hợp với các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Chăm sóc tai đúng cách, duy trì vệ sinh tai sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Bảo Nhĩ Vương sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tai lâu dài.
Tài liệu tham khảo:
[1] Pubmed - Topical Ear Drop Self-medication Practice among the Ear, Nose, and Throat Patients in Ido Ekiti, Nigeria: A Cross-sectional Study: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5875122/
[2] Cleveland Clinic - Fungal Ear Infection (Otomycosis): https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25009-fungal-ear-infection
[3] Drugs.com - Acetic acid (otic): https://www.drugs.com/mtm/acetic-acid-otic.html