Tổng quan về bệnh nấm trong tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị!

Người đăng: Nguyễn Nga

Nấm tai là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, nơi có khí hậu ấm và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Bệnh không chỉ gây ra nhiều phiền toái mà còn dễ tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về nấm tai, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị để có cái nhìn rõ hơn về tình trạng này.

1. Nấm tai là gì? Có những loại nấm tai nào?

Nấm tai, hay còn gọi là viêm tai do nấm, là một tình trạng nhiễm nấm ở tai do sự phát triển quá mức của các loại nấm như Aspergillus và Candida trong môi trường ẩm ướt và ấm áp của tai.

nấm trong tai

Nấm tai có thể phát triển thành nhiễm trùng thứ phát do một số yếu tố thuận lợi như bơi lội, thời tiết nóng, môi trường làm việc khô và nhiều bụi, mất ráy tai, suy giảm miễn dịch và thủng màng nhĩ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ra bệnh nấm tai là tiếp xúc lâu dài với độ ẩm. Những người thường xuyên bơi lội có nguy cơ nhiễm nấm trong tai cáo gấp 5 lần người khác [1]

Nấm tai có nhiều loại: 

  • Phân loại theo vị trí: 

    • Nấm tai ngoài: Đây là loại nấm tai phổ biến nhất, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nấm có thể xuất hiện ở cả vành tai và ống tai, các mảng nấm có thể quan sát bằng mắt thường hoặc soi bằng các thiết bị soi tai thông dụng.

    • Nấm tai giữa: Loại nấm này ít gặp hơn so với nấm tai ngoài. Nấm thường xâm nhập vào tai giữa qua ống Eustachian bị viêm nhiễm, thủng màng nhĩ hoặc sau khi phẫu thuật tai.

    • Nấm tai trong: Đây là loại nấm hiếm gặp nhất, thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc sau khi chấn thương tai nghiêm trọng.

  • Phân theo tác nhân gây bệnh: 

    • Nấm tai do nấm Candida: Candida là một loại nấm men thường gây nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm cả tai. Nấm Candida thường gây ra viêm tai ngoài, đặc biệt ở những người có bệnh tiểu đường, sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc đeo tai nghe quá lâu.

    • Nấm tai do nấm Aspergillus: Aspergillus là một loại nấm mốc có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có nấm tai. Nấm Aspergillus thường gây ra viêm tai ngoài mãn tính và có thể xâm lấn sâu vào mô tai, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

2. Triệu chứng của bệnh nấm trong tai

Nhiễm trùng tai có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 tai. Các triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh nấm tai bao gồm: 

  • Ngứa tai dữ dội

  • Đau tai

  • Da quanh ống tai bị bong tróc

  • Có dịch tai màu vàng, xanh, xanh, đen hoặc trắng chảy ra

  • Ù tai

  • Cảm giác đầy tai, bít tắc lỗ tai

  • Suy giảm thính lực

  • Các triệu chứng khác: chóng mặt, sốt,...

  • Soi tai xuất hiện các đám nấm mọc rải rác hoặc các mảnh vụn của nấm tai

Khi Aspergillus gây ra nhiễm trùng tai do nấm, bạn có thể thấy các chấm màu vàng hoặc đen và các mảng trắng mờ trong ống tai. Nếu nguyên nhân do nấm Candida, bạn có thể thấy dịch tiết màu trắng đặc và kem chảy ra từ tai.

3. Nấm trong tai có lây không? Cách phòng ngừa

3.1. Nấm trong tai có lây không?

Nấm trong tai không phải là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn không thể bị nhiễm nấm trong tai chỉ vì tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm. Tuy nhiên, nấm có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt và có thể lây lan qua nguồn nước. Do vậy nếu người bị nấm tai đi bơi vẫn có thể lây lan cho những người cùng bơi trong hồ nước đó.

bơi lội

3.2. 3 cách phòng ngừa nấm trong tai

Phòng ngừa nấm trong tai không hề khó, bạn chỉ cần áp dụng 3 cách dưới đây:

3.2.1. Giữ tai khô và thoáng

Nấm ưa sống trong môi trường ẩm ướt và kín khí. Do vậy việc giữ tai khô và thoáng là rất quan trọng để ngăn ngừa nấm tai hình thành và phát triển. Để làm được điều này, bạn cần: 

  • Sử dụng khăn mềm để lau khô tai sau khi tắm, bơi hoặc tiếp xúc với nước. Đảm bảo lau khô kỹ cả bên trong và bên ngoài tai. Dùng máy sấy tóc ở chế độ mát hoặc thấp để làm khô tai. Giữ máy sấy cách tai khoảng 30 cm và di chuyển đều để tránh nhiệt độ quá cao gây tổn thương.

  • Đeo nút tai chống nước khi bơi để ngăn nước xâm nhập vào tai. Chọn loại nút tai phù hợp với kích cỡ tai để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.

3.2.2. Tránh đưa vật nhọn vào tai

Sử dụng tăm bông, que nhọn hoặc các vật dụng khác có thể làm trầy xước hoặc làm tổn thương da trong ống tai. Vết thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Vật nhọn có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng.

Giải pháp an toàn là sử dụng khăn mềm để lau sạch phần ngoài của tai. Nếu cảm thấy cần thiết, hãy đến bác sĩ tai mũi họng để được vệ sinh tai một cách chuyên nghiệp và an toàn.

3.2.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Nấm tai do Candida là do nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch, làm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh giảm sút. Hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nấm tai do khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh giảm sút. Khi hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả, nấm có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển trong tai. Các yếu tố như stress, thiếu dinh dưỡng, và bệnh lý mãn tính làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Do đó, việc duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh là rất quan trọng để ngăn ngừa nấm tai đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường, người bị lupus ban đỏ, bệnh nhân xạ trị ung thư,...

Tăng cường miễn dịch bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau: 

  • Trái cây và rau quả là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú. Các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây và kiwi rất giàu vitamin C, giúp tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu và hỗ trợ hệ miễn dịch. Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

  • Các loại hạt và ngũ cốc: cung cấp vitamin E và kẽm, giúp chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng.

  • Protein từ thịt nạc, cá và trứng: góp phần vào quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào. Chúng giúp tạo ra các kháng thể và enzym cần thiết để chống lại vi khuẩn, vi nấm và virus.

  • Tỏi, gừng và nghệ: Tỏi có tính kháng viêm và kháng nấm mạnh mẽ, gừng giúp giảm viêm và tăng cường lưu thông máu, trong khi nghệ chứa curcumin, có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm mà nấm và viêm tai do nấm rất ưa thích như: 

  • Thực phẩm chứa nhiều đường 

  • Thực phẩm được đóng gói sẵn như snack hoặc đồ ăn nhanh

  • Đồ uống có cồn: Uống rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, rượu có thể gây ra mất nước, làm giảm khả năng tự hồi phục của cơ thể.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ 

4. Nấm tai có nguy hiểm không? Biến chứng của từng loại nấm tai

Nấm tai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng biến chứng của nó cũng gây nhiều khó chịu và sự bất tiện trong cuộc sống: 

4.1. Biến chứng của nấm tai ngoài

Nấm tai ngoài gây ra ngứa ngáy, đau nhức, và tiết dịch không ngừng. Những triệu chứng này thường làm người bệnh vô cùng khó chịu, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nấm tai ngoài có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Viêm nhiễm lan rộng: Nấm tai ngoài nếu không được điều trị có thể gây thủng màng nhĩ. Không còn màng nhĩ - lớp ngăn cách tai ngoài với tai giữa, dẫn đến viêm nhiễm vào tai trong hoặc sang các mô xung quanh tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Nguy cơ mất thính lực tạm thời: Nấm tai ngoài làm tắc nghẽn ống tai, cản trở việc truyền âm thanh, từ đó gây mất thính lực tạm thời hoặc gây hiện tượng ù tai.

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng ngứa, đau và tiết dịch trong tai làm người bệnh mất ngủ, dễ bị căng thẳng và giảm tập trung, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

4.2. Biến chứng của nấm tai giữa

Khi nấm lan đến tai giữa, mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng tăng lên. Nấm tai giữa dễ dàng phát triển khi màng nhĩ bị tổn thương hoặc người bệnh thường xuyên vệ sinh tai không đúng cách. Dưới đây là các biến chứng của nấm tai giữa:

  • Thủng màng nhĩ: Nấm phát triển lâu dài trong tai giữa có thể làm viêm nhiễm nghiêm trọng màng nhĩ, dẫn đến thủng màng nhĩ. Khi màng nhĩ bị tổn thương, người bệnh dễ bị mất thính lực tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.

  • Nhiễm trùng tái phát: Nấm tai giữa có tính chất khó chữa và dễ tái phát, do vậy người bệnh cần kiên trì điều trị để tránh nguy cơ nhiễm trùng trở lại sau khi điều trị.

  • Nguy cơ lây lan vào tai trong: Khi nấm tai giữa không được chữa trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan vào tai trong, gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ cao gây mất thính lực vĩnh viễn.

4.3. Biến chứng của nấm tai trong

Nấm tai trong là tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm nhất, thường chỉ xảy ra khi nhiễm trùng từ tai ngoài hoặc tai giữa không được chữa trị kịp thời. Tai trong là nơi chứa các dây thần kinh quan trọng, đặc biệt là thần kinh thính giác và thần kinh giữ thăng bằng, nên khi nhiễm trùng lan đến tai trong, biến chứng có thể trở nên rất nghiêm trọng:

ù tai

  • Chóng mặt và mất thăng bằng: Khi dây thần kinh giữ thăng bằng bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng, và buồn nôn. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống.

  • Mất thính lực vĩnh viễn: Nấm tai trong có thể gây tổn thương dây thần kinh thính giác, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Đây là một biến chứng nghiêm trọng và không thể phục hồi.

  • Nguy cơ nhiễm trùng lan ra toàn cơ thể: Tai trong có liên kết chặt chẽ với các cấu trúc não bộ, do vậy nhiễm trùng tai trong có nguy cơ lan sang các khu vực khác trong đầu, gây ra viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

5. Điều trị nấm tai đúng cách được bác sĩ chuyên khoa tư vấn

Việc điều trị nấm tai rất khó khăn, đặc biệt là những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ. Các bước đầu tiên trong quá trình điều trị nấm tai được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn bao gồm: hút mảnh vụn nấm cạo bỏ lớp nấm mọc ở bên ngoài và sử dụng các dung dịch hoặc bột chống nấm tại chỗ [1].

  • Đối với trường hợp nấm tai có thủng màng nhĩ, việc quan trọng nhất là làm lành lỗ thủng, ngăn ngấm và nhiễm trùng vào tai giữa. Các biện pháp làm lành màng nhĩ bao gồm dán màng nhĩ bằng miếng dán giấy và bôi dung dịch Castellani tại chỗ. Trong trường hợp này người bệnh không nên làm phẫu thuật tạo hình màng nhĩ do nguy cơ nhiễm nấm lan đến tai giữa hoặc xa hơn. Hơn nữa, nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng ghép thất bại [2] Để diệt nấm người bệnh có thể phối hợp với các dung dịch nhỏ tai không có hoạt tính gây độc hoặc ít độc với tai như Clotrimazole, miconazole, tolnaftate .

  • Với trường hợp nhiễm nấm chưa gây thủng màng nhĩ: Sử dụng các dạng thuốc chống nấm khác nhau như thuốc mỡ, thuốc xịt, dung dịch, gel và kem để ngăn nấm tiếp tục phát triển và lan rộng. Những loại thuốc này không nên được sử dụng cho những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ. Vì hàm lượng hạt nhỏ của những loại thuốc này có thể gây viêm và phát triển mô hạt ở tai giữa, nên thuốc tại chỗ sẽ không phù hợp với những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ.

6. Thuốc nhỏ trị nấm tai tốt nhất hiện nay!

Để điều trị nấm tai hiệu quả, 3 loại nhỏ tai dưới đây được đánh giá cao về khả năng kháng nấm và an toàn cho người sử dụng:

6.1. Dung dịch nhỏ tai Candid Erdrop

Thành phần chính cuả nhỏ tai Candid Erdrop là Clotrimazole 1%, là một thuốc kháng nấm nhóm imidazole. Clotrimazole có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm gây bệnh, bao gồm các chủng Candida và Aspergillus, thường là tác nhân chính gây nấm tai. Clotrimazole hoạt động bằng cách phá vỡ màng tế bào của nấm, từ đó ngăn cản khả năng sinh sôi của chúng, làm giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, khi dùng Nhỏ tai Candid, bạn nên phối hợp với corticoid để giảm viêm và điều trị các bệnh đi kèm với nấm tai. 

Dạng dung dịch nhỏ tai có độ thấm và bám dính kém, dễ chảy ra ngoài. Do vậy khi nhỏ tai, bạn nên nghiêng đầu 1 góc 90 độ. Sau khi nhỏ xong nên giữ yên vị trí trong khoảng 3 - 5 phút để tránh dung dịch chảy ra ngoài, không đảm bảo hàm lượng tác dụng. 

6.2. Dung dịch thuốc nhỏ tai Cồn Boric 3%

cồn boric 3%

Cồn Boric 3% là một loại thuốc nhỏ tai phổ biến trong điều trị nấm và nhiễm trùng nhẹ trong tai. Thành phần chính là axit boric, hoạt động như một chất khử trùng và chống nấm nhẹ. Cồn Boric có tác dụng tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp làm khô môi trường ẩm ướt trong tai - một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm.

Nhược điểm của Cồn Boric 3% là làm khô quá mức ống tai, gây khó chịu cho một số người. Ngoài ra, cồn boric không phù hợp với những người có vết thương hở trong tai, vì axit boric có thể gây kích ứng mạnh, tạo cảm giác đau rát khi tiếp xúc với mô hở. Sản phẩm cũng cần được sử dụng cẩn thận ở trẻ nhỏ và người có da nhạy cảm.

6.3. Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop

bảo nhĩ vương drop

Bảo Nhĩ Vương Drop là sản phẩm dầu nhỏ tai chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như Khổ sâm, tinh dầu tràm, tinh dầu đinh hương và dầu đậu nành. Các thành phần này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức trong tai do nấm gây ra.

  • Khổ sâm: Được biết đến với khả năng kháng khuẩn và chống nấm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây hại.

  • Tinh dầu tràm: Tinh dầu này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm ngứa và làm dịu các triệu chứng khó chịu.

  • Tinh dầu đinh hương: Có khả năng làm dịu cơn ngứa, đồng thời tạo lớp bảo vệ tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Do được bào chế dưới dạng dầu nên nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop có nổi trội hơn các dụng dịch nhỏ tai thông thường với 2 ưu điểm: 

  • Có khả năng lưu giữ lâu trên niêm mạc da và thấm dần vào sâu dưới lớp biểu bì, hạn chế chảy dung dịch thuốc thừa ra ngoài.

  • Cấu trúc thân dầu hợp với cấu trúc tai, giúp các thành phần dược chất thấm sâu vào dưới da, giúp phục hồi tổn thương do nấm gây ra. Dầu nhỏ tai cũng có khả năng đi qua màng nhĩ mà không gây tổn thương, giúp cải thiện nấm tai giữa và tai trong vô cùng hiệu quả.

Nhược điểm của Bảo Nhĩ Vương Drop là bạn cần tuân thủ đúng liều sử dụng và cách dùng như trong hướng dẫn sử dụng – tối đa 3 giọt cho mỗi bên tai mỗi lần. Việc nhỏ quá liều có thể khiến dầu tích tụ, tạo một lớp màng dày trong ống tai, gây cản trở âm thanh và ảnh hưởng đến khả năng nghe

Tổng quan về bệnh nấm trong tai được tóm gọn trong một bài viết. Nắm vững kiến thức về nấm tai giúp bạn phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tai. Hãy cùng Bảo Nhĩ Vương Drop bảo vệ đôi tai khỏe mạnh!

Tài liệu tham khảo: 

[1] Pubmed - Treatment of Otomycosis in Ears with Tympanic Membrane Perforation is Easier with Paper Patch:  https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7032552/ 

[2] Google scholar: Otomycosis: clinical features and treatment implications: https://scholar.google.com/scholar_lookup?journal=Otolaryngol%20Head%20Neck%20Surg&title=Otomycosis:%20clinical%20features%20and%20treatment%20implications&author=T%20Ho&author=JT%20Vrabec&author=D%20Yoo&author=NJ%20Coker&volume=135&publication_year=2006&pages=787-91&pmid=17071313&doi=10.1016/j.otohns.2006.06.188& 


Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Tại sao nên mua ngay BẢO NHĨ VƯƠNG giảm ù tai:
- Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành: Đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như an toàn
- Tác dụng đẩy lùi ù tai, nghe kém rõ rệt rất nhiều khách hàng kiểm chứng
- Cơ chế hướng đích vào tai trong nên vượt trội so với sản phẩm khác ở những tình trạng ù tai không rõ nguyên nhân
Tổng giá: 540.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)
- Mua 3 hộp: Miễn phí vận chuyển
- Mua 5 hộp: Giá ưu đãi 170.000 VNĐ/hộp
- Mua 10 hộp: Tặng ngay 1 hộp