5 sai lầm khi điều trị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Người đăng: Nguyễn Nga

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi – độ tuổi mà sức đề kháng còn yếu. Viêm tai có thể tự khỏi, màng nhĩ có thể tự lành khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy nhưng, chỉ vì 5 sai lầm phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh vô tình mắc phải, tình trạng này không những không cải thiện mà còn kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con yêu.


1. Trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ nguy hiểm như thế nào? 

Trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ có thể dẫn tới nhiều nguy cơ xấu về thính lực, giao tiếp và khả năng phát triển: 

trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ

  • Giảm thính lực và ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp

Thủng màng nhĩ làm mất đi khả năng dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai trong, gây giảm thính lực. Mức độ giảm thính lực tùy thuộc vào kích thước, vị trí của lỗ thủng và cũng như mức độ bị ảnh hưởng của tai giữa và xương chũm [1]. Trẻ nhỏ thường không thể tự nhận ra việc bị giảm thính lực và có thể trở nên chậm chạp trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình học nói và hiểu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hòa nhập xã hội và phát triển nhận thức của trẻ.

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tái phát và các bệnh lý tai khác

Viêm tai giữa thường đi kèm với nhiễm trùng, và khi màng nhĩ bị thủng, các vi khuẩn, virus và nấm có thể xâm nhập ra tai ngoài (gây nấm tai, viêm tai ngoài) hoặc trực tiếp vào tai trong, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm màng não, viêm xương tai, hoặc viêm dây thần kinh [2]. Đây là những tình trạng đe dọa tính mạng, có thể gây suy giảm thần kinh vĩnh viễn hoặc để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

  • Khiến bé bị đau và khó chịu kéo dài

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ, một biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ, tác động tiêu cực đến cả thể chất lẫn tinh thần. Khi màng nhĩ bị thủng, hàng rào bảo vệ tai giữa bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập, gây nhiễm trùng và dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu. Trẻ có thể trải qua cảm giác đau đớn dữ dội, đặc biệt khi nhiễm trùng tiến triển và dịch mủ tiếp tục chảy ra từ tai. Cảm giác đau này không chỉ đơn thuần là sự khó chịu về thể xác mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Cơn đau dai dẳng khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, ăn uống kém, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển thể chất.

biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa

Không chỉ vậy, những triệu chứng này còn tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Sự khó chịu liên tục, cảm giác ù tai, nghe kém có thể khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, khó tập trung, giảm hứng thú với các hoạt động vui chơi và học tập. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi mỗi khi cơn đau tái phát, ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng giao tiếp với bạn bè. Những triệu chứng này có thể kéo dài nếu không được điều trị kịp thời, gây ra sự bất ổn về tinh thần và thể chất kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

  • Trở ngại trong sự phát triển trí tuệ và khả năng học tập

Mất thính lực kéo dài do thủng màng nhĩ không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển trí tuệ và khả năng học hỏi của trẻ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Trẻ em học hỏi và khám phá thế giới xung quanh chủ yếu thông qua âm thanh và ngôn ngữ. Từ những âm thanh đầu tiên của cha mẹ, đến những câu chuyện kể, bài hát ru, tất cả đều góp phần hình thành nhận thức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi thính lực bị suy giảm do thủng màng nhĩ, trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin âm thanh, dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kém, vốn từ vựng hạn chế và khó khăn trong việc học đọc, học viết.

Hơn nữa, việc nghe kém cũng ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các cuộc trò chuyện, không thể tham gia vào các hoạt động nhóm, dẫn đến cảm giác bị cô lập, tách biệt với bạn bè. Sự thiếu hụt thông tin và không thể giao tiếp hiệu quả với người khác cũng có thể dẫn đến cảm giác tự ti, mặc cảm, làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và các vấn đề tâm lý khác ở trẻ nhỏ. Về lâu dài, điều này làm kết quả học tập của bé sa sút, giảm tự tin và khả năng hòa nhập xã hội của trẻ khi trưởng thành.

  • Làm chậm thời gian điều trị và phục hồi

Việc màng nhĩ bị thủng tạo ra một "cửa ngõ" cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào tai giữa, khiến việc kiểm soát nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Các phương pháp điều trị thông thường như sử dụng thuốc kháng sinh có thể không đạt hiệu quả tối ưu do thuốc khó tiếp cận trực tiếp vào khu vực bị nhiễm trùng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng dai dẳng, thời gian điều trị dài và tăng nguy cơ tái phát.

trẻ bị viêm tai giữa

Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc màng nhĩ bị thủng lớn, trẻ có thể cần phải trải qua phẫu thuật để phục hồi màng nhĩ (vá nhĩ) hoặc để làm sạch các ổ nhiễm trùng trong tai giữa. Tuy nhiên, ngay cả sau phẫu thuật, nếu tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại hoặc màng nhĩ không thể tự phục hồi hoàn toàn, trẻ sẽ phải đối mặt với những khó khăn kéo dài trong quá trình điều trị. 

2. 5 sai lầm mẹ nên tránh khi điều trị viêm tai giữa thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ là tình trạng khá nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, có những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải, dẫn đến tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 sai lầm mà mẹ nên tránh khi điều trị viêm tai giữa thủng màng nhĩ cho trẻ.

2.1. Trì hoãn trong việc đưa bé đến cơ sở y tế khám bệnh

Một trong những sai lầm phổ biến trong điều trị viêm tai giữa thủng màng nhĩ ở trẻ là trì hoãn việc đưa trẻ đến bác sĩ khi có dấu hiệu viêm tai giữa hoặc thủng màng nhĩ. Mặc dù triệu chứng có thể có xu hướng thuyên giảm trong 1-3 ngày [3], một số trẻ có hệ miễn dịch tốt có thể tự phục hồi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu sau 3 ngày mà các dấu hiệu của bé vẫn chưa thuyên giảm, cha mẹ cần đưa bé đến trung tâm Y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng tai nặng hơn, gây tổn thương lâu dài cho màng nhĩ và thính giác của trẻ.

2.2. Tự ý sử dụng kháng sinh không theo chỉ định

Kháng sinh là một phương pháp điều trị quan trọng trong trường hợp nhiễm trùng tai. Nhưng việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như kháng thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là nguyên nhân viêm tai giữa do nhiễm virus. 

 viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Một sai lầm thường gặp là các bậc phụ huynh tự ý sử dụng kháng sinh còn sót lại từ những lần điều trị trước đó cho con mà không có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Họ cho rằng những triệu chứng lần này tương tự lần trước nên có thể dùng lại thuốc cũ. Tuy nhiên, điều này vô cùng nguy hiểm vì tình trạng nhiễm trùng có thể đã thay đổi, vi khuẩn có thể đã kháng lại loại kháng sinh đó, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và bệnh tình kéo dài.

Một sai lầm khác là việc tự ý mua kháng sinh không kê đơn theo mách bảo, truyền miệng. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định, việc sử dụng không đúng loại kháng sinh không những không hiệu quả mà còn gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn nếu bệnh tái lại. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng, không đủ thời gian quy định hoặc ngưng thuốc giữa chừng khi thấy triệu chứng thuyên giảm cũng là một sai lầm nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn mà còn tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng khác trong tương lai. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách còn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và hệ miễn dịch của trẻ. 

2.3. Không vệ sinh tai đúng cách

Khi trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ, việc vệ sinh tai đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Vậy nhưng, cha mẹ thường mắc 3 sai lầm sau trong quá trình vệ sinh tai cho bé: 

  • Sử dụng tăm bông ngoáy quá sâu vào tai với mong muốn thấm được hết dịch mủ. Nhưng thực tế, thực trạng này làm tổn thương màng nhĩ và các cấu trúc bên trong tai, ảnh hưởng đến thính lực. Cha mẹ chỉ nên dùng tăm bông để lau ngoài vành tai cho bé, không quáy quá sâu vào ống tai để tránh làm tổn thương thêm.

  • Thổi thuốc, xông khói vào tai theo phương pháp dân gian với mong muốn hút mủ, khô tai và chống viêm. Các phương pháp này chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả. Thay vào đó, tại các bệnh viên lớn như Bện viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương đã có rất nhiều ca thủng màng nhĩ, biến chứng viêm tai nặng hơn sau khi sử dụng phương pháp này.

  • Sử dụng các loại lá cây, thảo dược nghiền nát hoặc ép lấy nước nhỏ vào tai: Mặc dù một số loại thảo dược có thể có tính kháng khuẩn hoặc kháng viêm, nhưng việc sử dụng chúng một cách tùy tiện, không qua xử lý và không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các loại lá cây, thảo dược có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc hoặc các chất gây kích ứng. Khi màng nhĩ bị thủng, việc nhỏ trực tiếp dịch chiết từ các loại lá này vào tai có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng hơn và thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn cho tai trong.

2.4. Để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc ẩm ướt

Để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc ẩm ướt là một trong những yếu tố cần đặc biệt tránh khi trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ. Khi màng nhĩ bị thủng, hàng rào bảo vệ tự nhiên của tai giữa bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Do đó, việc tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá hoặc độ ẩm cao có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.

viêm tai giữa bơi lội

Cụ thể, việc tiếp xúc với hồ bơi, đặc biệt là những hồ bơi không được vệ sinh đúng cách, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc từ nguồn nước, gây nhiễm trùng tai. Môi trường ồn ào cũng không tốt cho trẻ bị viêm tai giữa, tiếng ồn lớn có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và thậm chí gây tổn thương thính lực. Ngoài ra, việc để trẻ ở trong môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Do đó, việc giữ cho môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng và tránh xa các tác nhân gây ô nhiễm là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị viêm tai giữa thủng màng nhĩ.

2.5. Thiếu kiên nhẫn trong điều trị

Thiếu kiên nhẫn trong quá trình điều trị là một trong những sai lầm thường gặp và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ. Việc điều trị bệnh lý này thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ của bác sĩ. Nhiều bậc phụ huynh khi thấy các triệu chứng của trẻ có dấu hiệu thuyên giảm, như hết sốt, giảm đau tai hoặc giảm chảy mủ, thường có xu hướng chủ quan và tự ý ngừng điều trị sớm. Đây là một sai lầm rất lớn, bởi vì ngay cả khi các triệu chứng bên ngoài đã giảm bớt, quá trình viêm nhiễm bên trong tai có thể vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Việc ngừng điều trị quá sớm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát và phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến tình trạng bệnh trở nên dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa mạn tính, ảnh hưởng đến thính lực của trẻ, hoặc làm màng nhĩ không thể hồi phục hoàn toàn, để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng nghe sau này.

3. Hướng dẫn điều trị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa đúng cách

Bên cạnh trán 5 sai lầm trên, cha mẹ cũng cần nắm rõ 6 hướng dẫn điều trị viêm tai thủng màng nhĩ dưới đây để giúp giảm bớt khó chịu và nhanh chóng phục hồi:

3.1. Chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn thương

Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ. Bước đầu tiên là kiểm tra mức độ tổn thương màng nhĩ. Việc chẩn đoán thường bao gồm các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tai của trẻ, xem có dấu hiệu nhiễm trùng, thủng màng nhĩ hay không, và mức độ của vết thủng.

  • Xét nghiệm dịch tai: Để xác định loại vi khuẩn hoặc virus gây viêm tai, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch từ tai để xét nghiệm.

  • Thính lực đồ: Kiểm tra chức năng nghe của trẻ để đánh giá mức độ suy giảm thính lực do thủng màng nhĩ.

3.2. Sử dụng thuốc kê đơn

Sau khi xác định được mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm sử dụng thuốc để điều trị nhiễm trùng, giảm viêm và giảm đau. Các loại thuốc phổ biến thường dùng bao gồm:

thuốc trên tay bác sĩ

  • Kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm tai giữa là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định một liệu trình kháng sinh. Việc dùng đúng loại kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Điều này cũng có tác dụng giúp màng nhĩ hồi phục.

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Viêm tai giữa thường kèm theo đau tai, sốt. Các loại thuốc giảm đau (như paracetamol, ibuprofen) sẽ giúp giảm cơn đau và giảm viêm hiệu quả.

  • Thuốc nhỏ tai (nếu cần): Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ tai để giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm trong tai. Tuy nhiên, thuốc nhỏ tai chỉ được sử dụng khi màng nhĩ không bị thủng quá nghiêm trọng.

3.3. Phẫu thuật tai

Trong một số trường hợp viêm tai giữa nặng, khi màng nhĩ không thể tự lành lại hoặc có sự cố nhiễm trùng tái phát, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến là mở màng nhĩ (myringotomy) để thoát dịch tai và làm sạch các tổn thương. Phẫu thuật này giúp giảm áp lực trong tai và hỗ trợ quá trình hồi phục.

  • Thủ thuật chích rạch màng nhĩ (áp dụng với trường hợp viêm tai giữa chưa thủng màng nhĩ): Để dẫn lưu dịch tai, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật chích rạch màng nhĩ, tạo một lỗ nhỏ giúp dịch thoát ra ngoài. Điều này có tác dụng giảm viêm và giảm đau hiệu quả.

  • Cấy ghép màng nhĩ: Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng lâu dài và không tự lành, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật ghép màng nhĩ nhân tạo để phục hồi chức năng nghe cho bệnh nhân.

3.4. Vệ sinh tai đúng cách

Trong quá trình điều trị tai, việc giữ gìn vệ sinh tai là vô cùng quan trọng. Để tránh làm tổn thương màng nhĩ và ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau:

tai bé

  • Không dùng tăm bông: Dùng tăm bông để ngoáy tai có thể đẩy ráy tai và vi khuẩn sâu vào bên trong, gây viêm nhiễm. Thay vào đó, hãy dùng khăn mềm, ẩm để lau sạch phần tai bên ngoài.

  • Giữ tai khô ráo: Sau khi tắm hoặc bơi, hãy lau khô tai bằng khăn mềm. Nếu bác sĩ khuyên dùng, bạn có thể sử dụng nút tai để bảo vệ tai khi tiếp xúc với nước.

3.5. Chăm sóc và theo dõi sau điều trị

Sau khi điều trị, việc chăm sóc tai cho bé là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Để đạt được điều này, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Kiểm tra tai định kỳ: Theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên đưa bé đi khám tai định kỳ để theo dõi tình trạng màng nhĩ và tổng thể sức khỏe của tai. Việc kiểm tra này giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra và điều trị kịp thời.

  • Vệ sinh tai đúng cách:

    • Không dùng bông ngoáy tai: Bông ngoáy tai có thể đẩy rá vào sâu bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng.

    • Lau sạch vành tai: Sử dụng khăn mềm, ẩm để lau sạch vành tai bên ngoài sau khi tắm hoặc khi tai bị bẩn.

    • Không dùng các vật sắc nhọn: Tránh dùng tăm bông, kẹp tóc hoặc bất kỳ vật sắc nhọn nào để vệ sinh tai.

  • Tránh tiếp xúc với nước: Trong thời gian đầu sau điều trị, hạn chế cho bé tiếp xúc với nước để tránh làm ẩm tai và gây nhiễm trùng. Nếu cần tắm, có thể dùng nút bịt tai hoặc che tai bằng khăn khi gội đầu.

  • Tránh môi trường ô nhiễm: Bảo vệ tai của bé khỏi bụi bẩn, khói bụi, hóa chất và tiếng ồn lớn. Môi trường ô nhiễm có thể gây kích ứng và làm tổn thương tai.

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ tai hoặc thuốc uống, hãy cho bé dùng đúng liều lượng và theo đúng hướng dẫn.

  • Quan sát các dấu hiệu bất thường: Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu như đau tai, ngứa tai, chảy dịch tai, nghe kém, ù tai hoặc chóng mặt. Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào trên, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

3.6. Chủ động phòng ngừa viêm tai giữa

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ ở trẻ có nguy cơ tái phát cao nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vậy để phòng ngừa tình trạng này, cha mẹ cần:

  • Tiêm phòng để giảm nguy cơ nhiễm trùng: Nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, sởi, quai bị, phế cầu khuẩn,... là một trong các nguyên nhân viêm tai giữa. Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa nguy cơ viêm tai giữa. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vắc-xin cần thiết và tuân thủ lịch tiêm chủng.

  • Giữ tai sạch sẽ và khô ráo: Vệ sinh vành tai ngoài cho trẻ bằng khăn mềm và nước ấm, tránh dùng vật cứng đưa sâu vào tai. Cẩn thận không để nước vào tai khi tắm hoặc bơi, có thể dùng nút bịt tai chuyên dụng. Khi trẻ bị cảm cúm, viêm mũi, ho, cần vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

  • Chăm sóc và điều trị kịp thời các bệnh lý về đường hô hấp: Các bệnh như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan,... nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai giữa. 

5. Bảo Nhĩ Vương - Hỗ trợ cải thiện viêm tai giữa thủng màng nhĩ cho trẻ từ 1 tuổi

bộ đôi bảo nhĩ vương

Viên uống Bảo Nhĩ Vương là sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ bên trong, giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến viêm tai giữa và hỗ trợ phục hồi chức năng thính giác. Với thành phần từ thảo dược quý như Cối xay và Hoàng kỳ, nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, viên uống giúp giảm sưng viêm, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phục hồi tổn thương ở tai. Không chỉ dừng lại ở việc giảm triệu chứng, viên uống còn giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch tổng thể, ngăn ngừa tái phát, cải thiện biến chứng ù tai, nghe kém và bảo vệ lâu dài sức khỏe thính giác nhờ bộ đôi Sơn thù du & Cốt toái bổ. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý, viên uống Bảo Nhĩ Vương chỉ nên sử dụng cho bé từ 12 tuổi trở đi.

Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop với công thức chứa Tinh dầu tràm và Tinh dầu đinh hương, mang lại tác dụng làm dịu nhanh chóng các triệu chứng khó chịu ở tai như đau nhức, ngứa ngáy, hoặc rỉ dịch. Đặc biệt, thành phần Khổ sâm trong nhỏ tai hỗ trợ cải thiện lưu thông mạch máu tại chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi tổn thương ở vùng tai bị viêm và thủng màng nhĩ. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ, vì màng nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền âm thanh, hỗ trợ trẻ phát triển khả năng giao tiếp và học hỏi. Dung dịch nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop có thể sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi. 

nhỏ tai cho bé

Sự kết hợp giữa viên uống và dung dịch nhỏ tai tạo thành bộ đôi tác động kép: một mặt, hỗ trợ cải thiện từ bên trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và phục hồi lâu dài; mặt khác, tác động trực tiếp tại vùng tai bị tổn thương, giúp giảm nhanh triệu chứng và mang lại cảm giác thoải mái tức thì. Bộ đôi Bảo Nhĩ Vương không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến viêm tai giữa, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh mà không bị ảnh hưởng bởi vấn đề thính giác.

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ ở trẻ sẽ không còn là nỗi lo của bố mẹ khi phụ huynh tránh xa 5 sai lầm mà chúng tôi đã chỉ ở trên. Cũng hy vọng bài viết đem đến nhiều kiến thức bổ ích giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng viêm tai giữa thủng màng nhĩ và có phương pháp chăm sóc con yêu đúng cách.

Tài liệu tham khảo: 

[1] Pubmed - Determinants of Conductive Hearing Loss in Tympanic Membrane Perforation: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4451548/#:~:text=Perforated%20eardrum%20results%20in%20conductive,1%2C2%2C3%5D. - Cập nhật ngày 16/1/2025

[2] Pubmed - Tympanic Membrane Perforation: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557887/ - Cập nhật ngày 16/1/2025

[3] Pubmed - Otitis media in children (acute): https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2943821/ - Cập nhật ngày 16/1/2025



Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Đặt mua Bảo Nhĩ Vương
Tại sao nên mua ngay BẢO NHĨ VƯƠNG giảm ù tai:
- Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành: Đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như an toàn
- Tác dụng đẩy lùi ù tai, nghe kém rõ rệt rất nhiều khách hàng kiểm chứng
- Cơ chế hướng đích vào tai trong nên vượt trội so với sản phẩm khác ở những tình trạng ù tai không rõ nguyên nhân
Tổng giá: 540.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)
- Mua 3 hộp: Miễn phí vận chuyển
- Mua 5 hộp: Giá ưu đãi 170.000 VNĐ/hộp
- Mua 10 hộp: Tặng ngay 1 hộp