Nấm tai là bệnh lý đơn giản, không gây nhiều nguy hiểm và rất dễ để điều trị. Tuy nhiên, vì chủ quan cộng với những sai lầm trong điều trị khiến bệnh này liên tục tái phát. Vậy bị nấm tai bôi thuốc gì? Đâu là 5 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc trị nấm tai? Cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích.
1. Nấm tai là bệnh gì? 3 triệu chứng điển hình của nấm tai
Bệnh nấm tai, còn gọi là viêm tai ngoài do nấm, là tổn thương viêm do sự xâm nhập hoặc sinh sôi quá mức của các loại nấm như Candida, Aspergillus, hoặc Penicillium. Đây là một căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 10–20% các trường hợp nhiễm trùng ống tai. Bệnh nấm tai rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao. Bệnh nấm tai thường gặp ở những người sử dụng kháng sinh và steroid, hoặc những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị tiểu đường. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, thường xuyên ngoáy tai và viêm tai giữa mãn tính [1].
Người bị nấm tai thường có 3 triệu chứng điển hình sau:
Ngứa tai kéo dài: Một trong những triệu chứng ban đầu của nấm tai là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong ống tai. Ngứa có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời.
Đau tai và cảm giác nặng tai: Khi nhiễm nấm tiến triển, tai có thể bị đau nhức, kèm theo cảm giác nặng nề hoặc căng tức trong ống tai. Điều này có thể ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh, làm giảm khả năng nghe.
Chảy dịch và có mùi hôi: Một triệu chứng khác là tai tiết ra dịch màu trắng hoặc vàng, đôi khi có mùi hôi khó chịu. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiễm nấm đã trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức.
2. 3 nhóm thuốc trị nấm tai điển hình hiện nay
Để điều trị nấm tai, có 3 nhóm thuốc chính thường được sử dụng: thuốc bôi, thuốc nhỏ và thuốc uống. Mỗi loại thuốc có cách sử dụng và hiệu quả riêng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
2.1. Thuốc bôi trị nấm tai
Thuốc bôi ngoài da là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị nấm tai. Các loại thuốc chống nấm nhóm azol như clotrimazole, fluconazole và ketoconazole được sử dụng rộng rãi, nguy cơ gây độc cho tai thấp và tỷ lệ kháng thuốc chống nấm thấp. Thời gian sử dụng của các loại thuốc này thường từ vài ngày đến 4 tuần. Tác dụng phụ thường chỉ giới hạn ở da đỏ và nóng rát [2].
Ngoài ra, trong một số thuốc bôi trị nấm tai có thể có các thành phần khác như steroid, dung dịch axit và thuốc sát trùng. Các tác nhân chống nấm thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm tai không phải lúc nào cũng chữa khỏi bệnh. Việc điều trị nhiễm trùng này cũng sẽ cải thiện các triệu chứng sinh lý của ống tai ngoài [3]
Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh tai sạch sẽ, người bệnh bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng bị nhiễm nấm. Thuốc sẽ thấm vào da và tiêu diệt nấm tại chỗ, đồng thời giảm triệu chứng ngứa và đau nhức.
Ưu điểm: Thuốc bôi tác động trực tiếp lên vùng nhiễm, nhanh chóng làm dịu các triệu chứng và giảm ngứa.
2.2. Thuốc nhỏ tai trị nấm
Nhỏ tai trị nấm có 2 dạng: Dung dịch nhỏ tai và dầu nhỏ tai.
Dung dịch nhỏ tai chứa các hoạt chất chống nấm như fluconazole hoặc nystatin, có khả năng thấm sâu vào ống tai và tiêu diệt nấm. Một số dung dịch nhỏ tai chứa Corticoid có tác dụng giảm ngứa do nấm ống tai gây ra: Dexamethasone, Hydrocortison, Fluocinolon. Để giảm đau có thể sử dụng một số dung dịch nhỏ tai chứa acetaminophen hay ibuprofen.
Dầu nhỏ tai: dầu có khả năng thẩm thấu sâu vào các khu vực bị viêm và nhiễm nấm, kể cả những vị trí khó tiếp cận trong ống tai, giúp tiêu diệt nấm hiệu quả đồng thời hỗ trợ phục hồi những tổn thương do nấm gây ra dưới bề mặt niêm mạc tai. Dầu còn giữ ẩm cho tai, ngăn ngừa khô rát và kích ứng, đồng thời tạo một lớp màng bảo vệ, hạn chế tái nhiễm.
Kháng sinh nhỏ tai không phải là lựa chọn điều trị phổ biến cho nấm tai, bởi nấm tai là do nấm gây ra, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không diệt được nấm. Nếu sử dụng kháng sinh trong trường hợp nấm tai, không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn có thể làm mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong tai, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển mạnh hơn. Điều này có thể khiến bệnh nấm tai trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn
Cách sử dụng: Người bệnh nhỏ vài giọt thuốc vào tai, để thuốc thấm sâu vào ống tai trong. Thường thì sau vài ngày sử dụng, triệu chứng ngứa và đau sẽ giảm đi rõ rệt.
Ưu điểm: Thuốc nhỏ tai có khả năng tiếp cận sâu hơn, điều trị hiệu quả cả ở vùng tai trong và giữa.
2.3. Thuốc uống trị nấm tai
Có nhiều loại thuốc chống nấm trị ù tai nhưng chỉ có 3 loại được FDA chấp thuận: griseofulvin, itraconazole và terbinafine [3]. Hầu hết trường hợp nấm tai thường điều trị bằng đường dùng tại chỗ như kem bôi hoặc nhỏ tai. Trong những trường hợp nấm tai nghiêm trọng, tái phát nhiều lần hoặc gây biến chứng như viêm xương chũm, viêm màng não, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kháng nấm. Những loại thuốc này hoạt động từ bên trong cơ thể, tiêu diệt nấm tại gốc và ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng.
Cách sử dụng: Thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ, thường kéo dài từ 7-14 ngày.
Ưu điểm: Thuốc uống có tác dụng toàn thân, điều trị được cả những trường hợp nhiễm nấm nặng hoặc đã lan rộng.
Bộ đôi Bảo Nhĩ Vương - Giải pháp hỗ trợ cải thiện nấm tai hiệu quả, nhanh chóng và dứt điểm
Bộ đôi Bảo Nhĩ Vương bao gồm Viên uống Bảo Nhĩ Vương (hộp 30 viên) và Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương Drop 10ml. Trong đó:
Dầu nhỏ tai Bảo Nhĩ Vương nổi trội với thành phần diệt nấm tai mạnh như Khổ sâm, tinh dầu tràm và tinh dầu đinh hương. Do tác động ngay tại khu vực tai bị nấm nên ngay sau khi vừa nhỏ, bạn sẽ cảm giác dễ chịu, giảm ngứa, giảm đau nhức nhanh chóng.
Viên uống Bảo Nhĩ Vương với các thành phần Cối xay và Hoàng Kỳ có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn, vi nấm và giảm đau mạnh. Kết hợp với các thành phần Sơn thù du, Cốt toái bổ, Câu kỷ tử, Sinh địa, Bạch quả có tác dụng tăng cường nuôi dưỡng thính giác, hỗ trợ tuần hoàn máu đến tai và các tế bào thính giác và tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy, viên uống Bảo Nhĩ Vương có tác dụng cải thiện nấm tai, viêm tai, ù tai lâu dài, ngăn nấm tai tái phát.
Bộ đôi Bảo Nhĩ Vương là lựa chọn cần thiết nếu bạn muốn vừa giảm nhanh các triệu chứng nấm tai, vừa ngăn chặn tình trạng “nấm tai tái phát” khó chịu.
3. 5 sai lầm khi dùng thuốc trị nấm tai
Khi điều trị nấm tai, người bệnh thường mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau làm giảm hiệu quả điều trị hoặc thậm chí gây hại cho tai:
3.1. Trị nấm tai bằng oxy già
Một phương pháp chữa trị nhiễm trùng tai do nấm phổ biến tại nhà là hydrogen peroxide pha loãng. Phương pháp này giúp loại bỏ dịch tiết và chất tích tụ trong tai, chống viêm, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Tuy nhiên, việc sử dụng Hydrogen peroxide pha loãng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược lại. Chẳng hạn, sử dụng quá nhiều hoặc nồng độ hydrogen peroxide cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển kích ứng, phồng rộp và thậm chí là bỏng.
Do vậy, đây không phải là phương pháp an toàn để điều trị nấm tai. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một số dung dịch nhỏ tai chứa thành phần kháng nấm hoặc dầu nhỏ tai sẽ hiệu quả hơn.
3.2. Tự ý mua và dùng thuốc không có chỉ định bác sĩ
Tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị nấm tai mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Thứ nhất, việc tự chẩn đoán sai có thể khiến người bệnh dùng thuốc không phù hợp, như sử dụng kháng sinh thay vì thuốc kháng nấm, dẫn đến tình trạng không khỏi bệnh, thậm chí nấm phát triển mạnh hơn.
Thứ hai, nếu không hiểu rõ liều lượng và cách dùng đúng cách, người bệnh có thể dùng quá ít hoặc quá nhiều thuốc, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả hoặc gây tổn thương cho tai.
Cuối cùng, việc tự ý điều trị có thể làm lỡ mất thời gian vàng để xử lý bệnh sớm, khiến tình trạng nấm tai tiến triển phức tạp hơn, có nguy cơ gây biến chứng như viêm nhiễm nặng hơn, giảm thính lực, thậm chí làm hỏng màng nhĩ.
Do đó, việc điều trị nấm tai cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
3.3. Ngừng dùng thuốc quá sớm
Ngừng dùng thuốc quá sớm trong quá trình điều trị nấm tai là một trong những nguyên nhân khiến việc điều trị trở nên chậm trễ và nghiêm trọng hơn. Khi điều trị nấm tai, các thuốc kháng nấm cần được sử dụng đúng liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn nấm. Nếu ngừng thuốc quá sớm, nấm có thể chưa được tiêu diệt hết, chỉ tạm thời suy yếu và dễ dàng phát triển trở lại sau đó.
Khi nấm tái phát, chúng có khả năng kháng lại thuốc, khiến việc điều trị về sau trở nên khó khăn hơn. Nấm có thể lan rộng hơn hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, như nhiễm trùng sâu hơn vào tai, dẫn đến tổn thương tai trong, mất thính lực, và các triệu chứng như ù tai, đau nhức dai dẳng. Bệnh không chỉ kéo dài mà còn làm tăng nguy cơ phải sử dụng các biện pháp điều trị mạnh hơn, có thể kèm theo tác dụng phụ không mong muốn.
Vì vậy, việc tuân thủ điều trị đầy đủ theo phác đồ là rất quan trọng để đảm bảo nấm tai được chữa khỏi hoàn toàn và tránh các biến chứng.
3.4. Sử dụng thuốc trị nấm tại chỗ không đúng cách
Sử dụng thuốc không đúng cách là một trong những sai lầm quan trọng khi điều trị nấm tai. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần nhỏ hoặc bôi thuốc lên tai là đủ, nhưng không chú ý đến cách sử dụng đúng để thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Một số lỗi phổ biến bao gồm không vệ sinh tai sạch sẽ trước khi bôi thuốc, không đợi thuốc thẩm thấu mà vội vàng di chuyển, không để đầu nghiêng đúng tư thế để thuốc có thể vào sâu trong ống tai hoặc để đầu của các dung dịch/ dầu nhỏ tai bị nhiễm khuẩn.
Nếu thuốc không thấm sâu vào vùng bị nhiễm nấm, các khu vực viêm nhiễm sẽ không được điều trị triệt để, dẫn đến tình trạng nấm vẫn tồn tại. Hơn nữa, khi không biết cách bảo quản thuốc, ví dụ như để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, có thể làm giảm hiệu lực của thuốc. Vì vậy, việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong điều trị nấm tai.
3.5. Sử dụng tai nghe hoặc các vật dụng không vệ sinh
Sử dụng tai nghe hoặc các vật dụng khém vệ sinh trong quá trình điều trị nấm tai có thể khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả:
Tái nhiễm và môi trường thuận lợi cho nấm phát triển: Tai nghe hoặc các vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ có thể là nơi lưu trú của vi khuẩn, virus, và nấm. Khi sử dụng chúng, bạn vô tình đưa những vi sinh vật này vào ống tai, tạo điều kiện cho nấm tái phát hoặc tiếp tục phát triển. Nấm dễ sinh sôi trong môi trường ẩm ướt, kín như ống tai, đặc biệt khi có sự cọ xát hoặc tích tụ mồ hôi do sử dụng tai nghe.
Tai nghe không vệ sinh hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây ma sát, làm tổn thương da và niêm mạc trong ống tai. Khi lớp bảo vệ tự nhiên của ống tai bị phá vỡ, nấm dễ dàng xâm nhập sâu hơn và lan rộng. Điều này không chỉ làm nấm phát triển mạnh hơn mà còn kéo dài thời gian phục hồi.
4. Nấm tai chữa bao lâu thì khỏi dứt điểm
Hầu hết các trường hợp nấm tai đều khỏi trong vòng một tuần điều trị. Quá trình này kéo dài 4 tuần đối với các trường hợp kháng thuốc. Thời gian này có thể kéo dài hơn nếu trường hợp nhiễm nấm nặng, đã xuất hiện biến chứng hoặc tái phát nhiều lần.
Để đảm bảo rằng nấm tai đã được điều trị triệt để, sau khi kết thúc đợt điều trị hoặc quyết định ngừng thuốc, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện thăm khám lại. Quá trình soi tai sẽ giúp bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng, xác định liệu nấm đã khỏi hoàn toàn hay chưa. Điều này rất quan trọng bởi vì nấm tai không thể tự khỏi mà cần phải được can thiệp điều trị một cách kịp thời và triệt để. Việc bỏ qua điều này có thể dẫn đến tình trạng tái phát, làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn và khó khăn hơn. Do đó, hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo sức khỏe tai của bạn.
5. Nấm tai nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi
Bên cạnh việc quan tâm bị nấm tai bôi thuốc gì để nhanh khỏi và tránh tái phát thì người bị nấm tai cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nấm tai. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị nấm tai:
5.1. Thực phẩm mà người bị nấm tai nên ăn
Người đang gặp tình trạng nấm tai nên ăn những thực phẩm sau để hỗ trợ quá trình dùng thuốc bôi trị nấm:
Thực phẩm chống viêm: Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng khi trở nên mãn tính, nó có thể làm tổn thương tế bào và kéo dài thời gian hồi phục. Các thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, cá thu, quả óc chó và hạt chia có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Những thực phẩm này không chỉ giúp giảm viêm mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau khi mắc nấm tai.
Trái cây và rau quả tươi: Trái cây và rau quả không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa hỗ trợ cải thiện nấm tai. Những loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, và rau xanh như bông cải xanh và ớt chuông giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể giúp cơ thể chống lại các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục. Hãy cố gắng bổ sung ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày vào khẩu phần ăn của bạn.
Tỏi: Tỏi không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực mà còn là một loại thực phẩm có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Chất allicin có trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giúp hỗ trợ điều trị nấm tai hiệu quả. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe của nó.
5.2. Thực phẩm mà người bị nấm tai không nên ăn (nên kiêng)
Người bị nấm tai nên kiêng những thực phẩm sau trong thời gian bôi thuốc điều trị:
Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường có thể tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Các thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng mức độ nấm trong cơ thể. Hạn chế tiêu thụ đường sẽ giúp kiểm soát tình trạng nhiễm nấm hiệu quả hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn: Nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa hóa chất bảo quản và phụ gia có thể gây phản ứng không tốt cho cơ thể, làm suy yếu hệ miễn dịch. Hơn nữa, các loại thực phẩm này thường giàu carbohydrate tinh chế, dễ dàng chuyển hóa thành đường trong cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Rượu và đồ uống có cồn: Rượu không chỉ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch mà còn làm mất nước cơ thể, điều này có thể khiến tình trạng nhiễm nấm trở nên tồi tệ hơn. Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu và các đồ uống có cồn là cần thiết trong thời gian điều trị nấm tai.
Thực phẩm chứa nấm và mốc: Các loại thực phẩm như nấm, phô mai mốc và đồ ăn lên men có thể chứa các loại nấm khác và có thể làm tình trạng nhiễm nấm của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh xa những loại thực phẩm này trong suốt quá trình điều trị.
Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chiên và chứa nhiều dầu mỡ có thể gây viêm và làm tổn thương sức khỏe tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. Những thực phẩm này không chỉ làm cơ thể bạn mệt mỏi mà còn gây cản trở cho quá trình hồi phục.
Thực phẩm chứa gluten: Một số người có thể phản ứng với gluten, protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten có thể gây viêm và ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, đặc biệt là trong trường hợp cơ thể đang phải chống chọi với nhiễm nấm. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa gluten có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Như vậy, việc hiểu rõ bị nấm tai bôi thuốc gì và những sai lầm cần tránh là rất quan trọng trong quá trình điều trị. Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể về loại thuốc phù hợp và cách sử dụng hiệu quả. Hãy nhớ rằng, điều trị nấm tai cần kiên nhẫn và tuân thủ đúng phác đồ điều trị để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn, tránh tái phát trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
[1] Pubmed - Identification of the Fungal Community in Otomycosis by Internal Transcribed Spacer Sequencing: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8965282/#:~:text=The%20symptoms%2C%20including%20ear%20itching,fungal%20culture%2C%20and%20ITS%20sequencing - Cập nhật ngày 06/11/2024
[2] Pubmed - Topical azole treatments for otomycosis: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6430329/ - Cập nhật ngày 06/11/2024
[3] Pubmed - Safety and tolerability of oral antifungal agents in the treatment of fungal nail disease: a proven reality: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC1661633/ - Cập nhật ngày 06/11/2024