Viêm tai giữa ở người lớn gây ra một loạt các vấn đề khó chịu như đau rát, ù tai, nghe kém, tai chảy mủ… ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và khả năng lắng nghe. Không những vậy, viêm tai giữa phát triển nặng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sau. Hiểu đúng về viêm tai giữa và có được phương pháp điều trị đúng đắn sẽ giúp người bệnh bảo vệ thính lực của mình.
Viêm tai giữa ở người lớn là bệnh gì?
Cấu tạo tai gồm có 3 phần, gồm các hoạt động:
Tai ngoài: Thu nhận các sóng âm thanh
Tai giữa: Là nơi giúp khuếch đại sóng âm thanh và truyền rung động của âm thanh vào tai trong
Tai trong: Có vai trò quan trọng để chuyển sóng âm thanh thành xung động thần kinh nhờ cấu tạo phức tạp của ốc tai trong và các bộ phận liên quan, chuyển xung động đến não để nhận biết âm thanh đến
Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa) là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, dẫn tới sưng lên hoặc chứa đầy chất dịch. Từ đó sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận âm thanh của màng nhĩ và làm cho người bệnh gặp khó khăn khi nghe.
Bộ phận vòi nhĩ chạy từ phần giữa mỗi tai đến phía sau cổ họng. Chất dịch tiết ra sẽ theo vòi nhĩ chảy ra ngoài. Nếu vòi nhĩ bị tắc nghẽn, dịch tiết có thể bị ứ đọng lại ở tai giữa và gây ra viêm.
Các giai đoạn của viêm tai giữa gồm:
Viêm tai giữa cấp tính: Đợt nhiễm trùng ở tai giữa gây ra các triệu chứng sưng nóng, đau, chảy dịch điển hình, bệnh thường kéo dài dưới 3 tháng và gặp ở trẻ em nhiều hơn.
Viêm tai giữa mãn tính: Tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa thường kéo dài trên ba tháng với nhiều dạng khác nhau như viêm tai giữa xơ nhĩ, viêm tai giữa mạn có mủ… và phổ biến nhất là viêm tai giữa mạn kèm theo thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa ở người lớn khá phổ biến và có thể bị một hoặc cả hai tai. Viêm tai giữa cấp có thể chuyển thành mãn tính nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở người lớn
Đối với viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em. Sau một đợt bị nhiễm trùng hô hấp trên (cảm cúm, viêm mũi họng, viêm VA…), nếu không được điều trị hoặc điều trị sai thì vi khuẩn sẽ theo ống thông tai - họng (vòi nhĩ) vào trong tai giữa, gây ứ mủ ở đây. Viêm nhiễm xảy ra gây ứ dịch tiết ở tai giữa, tích tụ nhiều sẽ phá thủng màng nhĩ để mủ có thể chảy ra ống tai ngoài.
Tác nhân nhiễm trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.
Trong viêm tai giữa cấp, dù màng nhĩ đã thủng nhưng nếu điều trị đúng cách thì màng nhĩ có thể lành lại. Nếu không được điều trị đúng hoặc lỗ thủng màng nhĩ quá lớn, tổn thương không thể lành, bệnh sẽ chuyển sang viêm tai giữa mãn tính.
Đối với viêm tai giữa mãn tính
Ngoài nguyên nhân do viêm tai giữa cấp tính tiến triển thành mãn tính thì nguyên nhân khác dẫn tới viêm tai giữa mãn tính là:
Viêm tai giữa cấp hoại tử: Một trường hợp khác giống viêm tai giữa cấp, nhưng vi khuẩn tác động có độc lực quá mạnh khiến bệnh diễn biến nhanh hơn, lỗ thủng màng nhĩ rộng và không thể lành lại.
Chấn thương: Nguyên nhân chủ yếu thường do dụng cụ lấy ráy tai gây ra thủng nhĩ hoặc lấy ráy tai sai cách. Nếu lỗ thủng nhỏ thì màng nhĩ có thể tự lành. Nếu lỗ thủng lớn không thể lành lại như ban đầu sẽ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính.
Nhận biết triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn
Các triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn thường gặp gồm:
Cảm giác đầy tai, sau đó xuất hiện đau và sốt: Hay gặp trong viêm tai giữa cấp, khi màng nhĩ bị thủng thì giảm giác đau sẽ giảm.
Chảy dịch tai: Chất dịch loãng hoặc nhầy, keo đặc, có màu vàng, xanh, trắng đục. Dịch chảy ra ở ống tai, tiết nhiều hoặc ít tùy vào tổn thương nặng hay nhẹ.
Nghe kém: Khi màng nhĩ thủng, diện tích tiếp xúc với âm thanh giảm đi, rung động âm thanh thu được giảm dẫn tới tình trạng nghe kém, suy giảm thính lực. Tình trạng này sẽ ngày càng nặng thêm nếu bệnh kéo dài dài ngày, lỗ thủng rộng, giảm chức năng của chuỗi xương truyền âm của tai giữa.
Ù tai, chóng mặt: Viêm tai giữa mạn lan sâu vào các bộ phận của tai trong, làm tổn thương khu vực này, ảnh hưởng đến hệ thống giữ thăng bằng của tai. Trường hợp này, tỷ lệ khỏi hẳn tương đối thấp dù điều trị tích cực, kể cả can thiệp phẫu thuật.
Xem thêm: Tổng quan bệnh ù tai: Nguyên nhân, cách chữa ù tai đầy đủ nhất
Cần phân biệt giữa ráy tai ướt và dấu hiệu chảy dịch của tai. Khi ngoáy tai, người có ráy tai ướt thường thấy bông hơi ướt, màu vàng và có mùi hơi hôi. Thỉnh thoảng ráy tai nhiều chảy ra ngoài vành. Một số người bị bệnh nhưng sức đề kháng tốt nên những năm đầu tiên không thấy chảy dịch, nhưng đi khám lại phát hiện mắc viêm tai giữa mạn tính.
Ngoài ra, khó phát hiện nghe kém ngay từ đầu vì dấu hiệu diễn ra chậm, không rõ ràng, nhất là trường hợp bị viêm một bên tai còn bên tai kia vẫn hoạt động bình thường. Dấu hiệu này chỉ được phát hiện khi giao tiếp với người xung quanh nhận ra, khi nghe điện thoại hoặc đi đo sức nghe tại cơ sở y tế.
Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến khám bệnh tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để được tình trạng bệnh sớm nhất, tránh bệnh tiến triển nặng.
Bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở người lớn nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng thành các trường hợp sau:
Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính không chỉ gây tổn thương hệ thống xương tai dẫn truyền âm thanh, phá hủy màng nhĩ, mà còn làm liệt mặt và gây ảnh hưởng lên não nghiêm trọng như viêm màng não, áp xe tiểu não…
Các đợt cấp của viêm tai giữa mạn tính, bệnh nhân dù đã điều trị nhiều lần, tai khô và đỡ ù nhưng đột ngột đau tai, ù tai tăng lên, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt, mủ tai chảy nhiều kèm theo sốt cao. Sau đợt viêm cấp rất dễ xảy ra các biến chứng như liệt mặt, biến chứng sọ não, áp xe ngoài màng cứng…
Nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn, nghe kém, lãng tai.
Viêm tai giữa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh không được chủ quan, cần có lộ trình điều trị thích hợp để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa ở người lớn
Nguyên tắc điều trị
Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa ở người lớn gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa:
Điều trị nội khoa: Lấy sạch mô vụn, dịch tiết ứ đọng trong ống tai bằng hút rửa hoặc lau, sau đó dùng thuốc nhỏ tai (tại chỗ), giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật làm kín lỗ thủng màng nhĩ trong trường hợp thủng màng. Hoặc bác sĩ có thể chỉ định đặt ống thông màng nhĩ nếu các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng.
Điều trị nội khoa
Viêm tai giữa uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa gồm:
Thuốc kháng sinh nhỏ tai: Neomycin, Gentamycin, Chloromycetin… Có thể phối hợp với thuốc chống viêm
Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong đợt viêm cấp, nhưng hạn chế sử dụng
Các thuốc điều trị triệu chứng đi kèm trong viêm tai giữa
Nhiều người nghĩ sử dụng kháng sinh điều trị viêm tai giữa người lớn sẽ khỏi bệnh, tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tự ý sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm mờ đi các triệu chứng điển hình và gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Không được tự ý sử dụng thuốc khi thấy tai chảy dịch, ù tai, đau tai, mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật vá màng nhĩ
Khi bị thủng nhĩ, cách tốt nhất là phẫu thuật vá màng nhĩ. Các lỗ thủng là nơi vi khuẩn tiếp xúc, xâm nhập, nếu vá lại sẽ giúp ngăn chặn điều này, tai không còn chảy mủ mà sẽ khô hơn.
Tuy nhiên biện pháp này không phải hữu hiệu hoàn toàn. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 80-90%, duy trì tốt trong nhiều năm. Mặc dù vậy, một số trường hợp vẫn bị tái phát, màng nhĩ thủng trở lại khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Đặt ống thông tai
Ống thông tai giúp cho dịch mủ chảy ra, giúp hồi phục một phần thính lực. Sau khi đặt ống thông tai, bệnh nhân có thể thấy tai kêu lốp bốp khi nhai, gây cảm giác khó chịu.
Ưu, nhược điểm của phương pháp chữa Tây y
Sử dụng phác đồ điều trị viêm tai giữa theo Tây y có ưu điểm sau:
Cho hiệu quả nhanh chóng, nhất là các trường hợp cấp tính
Tiện lợi, dễ áp dụng
Các phương pháp điều trị được nghiên cứu rõ ràng, có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại để soi, phẫu thuật tai
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp Tây y trong điều trị viêm tai giữa có các nhược điểm:
Không phải tất cả các trường hợp viêm tai giữa Tây y đều chữa khỏi hoàn toàn, bệnh nhân có thể tái phát lại ngay cả khi đã phẫu thuật
Trường hợp bệnh viêm tai giữa mãn tính nếu sử dụng thuốc kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
Các triệu chứng của bệnh như ù tai, nghe kém vẫn có thể tiếp diễn ngay cả khi bệnh viêm tai giữa đã ổn định
Mẹo chữa viêm tai giữa ở người lớn đơn giản tại nhà
Ngoài sử dụng phương pháp điều trị Tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa viêm tai giữa bằng thuốc Nam bệnh nhân có thể tham khảo:
Lá trầu không: Trầu không được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, có khả năng sát khuẩn. Lấy 10-15 lá trầu không đã rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng tăm bông chấm nước cốt vào tai, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Lá mơ lông: Lá mơ lông được biết đến với khả năng hút dịch mủ trong tai hiệu quả. Chỉ cần lấy 1-2 lá mơ đem rửa sạch, sau đó hơ trên lửa cho mềm, vò nhàu lá rồi nhét vào tai, để qua đêm rồi lấy ra. Tuy giúp hút mủ trong tai nhưng cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng chữa bệnh.
Lá hẹ: Cũng như lá trầu không, lá hẹ cũng có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Lấy một nắm hẹ rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Có thể chấm trực tiếp vào tai hoặc hòa nước cốt với nước muối sinh lý rồi nhỏ tai, mỗi lần 1-2 giọt.
Cây cối xay: Có tác dụng giải độc, khai khiếu, hoạt huyết, dùng được cho người có triệu chứng ù tai, đau tai, viêm tai giữa. Có thể lấy dược liệu khô sắc uống hoặc giã nát, vắt nước cốt để chấm vào tai.
Sơn thù du: Rễ, thân và hoa của sơn thù du có tác dụng kháng sinh, đặc biệt có tác dụng bổ can thận, sáp tính, dùng để chữa tai ù điếc, triệu chứng của viêm tai giữa. Sơn thù có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để sắc uống.
Xem thêm: Cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà bằng thuốc Nam cực dễ áp dụng
Ưu, nhược điểm của phương pháp dùng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo dân gian có các ưu điểm sau:
Dược liệu, cây rau làm thuốc an toàn, lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không có tác dụng phụ
Dễ tìm, dễ kiếm, chi phí thấp
Các bài thuốc được lưu truyền và nhiều người sử dụng cho hiệu quả tốt
Mặc dù vậy, sử dụng mẹo dân gian cũng có các nhược điểm:
Tác dụng chậm do hoạt chất thấp, cần kiên trì sử dụng dài ngày mới thấy rõ hiệu quả
Mất thời gian chuẩn bị, thực hiện
Không lấy được hết hoạt chất có trong dược liệu
Tự làm tại nhà sẽ không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh
Lưu ý khi điều trị viêm tai giữa tại nhà
Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý:
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa
Vệ sinh tai rất quan trọng, nhất là khi đang bị viêm tai giữa. Với vành tai, sử dụng khăn mềm ẩm lau nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn cũng như dịch chảy ra ngoài. Nếu không có khăn sạch, bệnh nhân nên sử dụng tăm bông thay thế.
Tiếp theo đến phần ống tai ngoài, sử dụng nước muối rửa tai vừa giúp kháng khuẩn, vừa giúp làm mềm dịch tiết ra. Cách thực hiện: Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào ống tai, nghiêng đầu nhẹ vài giây để nước muối có thể tiếp xúc đều, sau đó nghiêng đầu để nước chảy ra ngoài. Dùng tăm bông lau sạch tai và thấm nước còn sót bên trong để tai khô ráo.
Ngoài vệ sinh tai thì vệ sinh mũi họng cũng quan trọng không kém vì đây là môi trường tiềm ẩn nguy cơ phát triển tác nhân gây hại cho tai. Chỉ cần súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Viêm tai giữa nên ăn gì và không nên ăn gì?
Người bị viêm tai giữa nên ăn các loại thực phẩm sau:
Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe
Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C hỗ trợ sức khỏe miễn dịch bằng cách thúc đẩy tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn nhanh hơn. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt, rau xanh, quả mọng…
Thực phẩm chứa vitamin A và kẽm (có trong cà rốt, cà chua) cũng làm giảm nhiễm trùng tai do đặc tính chống oxy hóa của chúng.
Uống nhiều nước
Tăng cường thức ăn thô và protein
Các loại thực phẩm cần tránh:
Hạn chế các sản phẩm đóng hộp, đông lạnh
Thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ
Hạn chế ăn nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo
Phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn ngay hôm nay
Để phòng bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân cần:
Điều trị dứt điểm các bệnh như viêm mũi họng, viêm VA…
Khi bị viêm tai giữa cấp, cần được điều trị và theo dõi cẩn thận
Không chủ quan, thăm khám khi có dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời các triệu chứng cũng như biến chứng của viêm tai giữa
Thường xuyên vệ sinh tai đúng cách, tránh bụi, nước bẩn vào tai
Vệ sinh mũi, cổ họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên, quan trọng không kém vệ sinh tai
Một số câu hỏi của người bệnh về viêm tai giữa ở người lớn
Bệnh viêm tai giữa ở người lớn bao lâu thì khỏi?
Trả lời: Đối với người bị viêm tai giữa cấp tính và phát hiện sớm bệnh, tình trạng viêm sẽ giảm nhẹ sau 2-3 ngày điều trị. Đối với trường hợp nặng hơn thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
Viêm tai giữa có bị lây không?
Trả lời: Viêm tai giữa hoàn toàn có thể bị lây thông qua mũi họng do các bệnh về mũi họng có thể dẫn tới viêm tai giữa. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ do các con đi học mầm non tiếp xúc giao tiếp với nhau.
Cảm giác có nước trong tai phải làm gì?
Trả lời: Nếu có cảm giác tai ẩm và còn nước ở trong tai, bạn có thể dùng khăn mềm và tăm bông để lau bên ngoài và lỗ tai. Ngoài ra bạn có thể đến nhà thuốc mua dung dịch làm khô tai để sử dụng.
Phẫu thuật viêm tai giữa thủng màng có đỡ ù tai, nghe kém không?
Trả lời: Tùy từng trường hợp cụ thể mà thính lực có cải thiện hoặc không. Trường hợp hồi phục tốt thì khả năng nghe được cải thiện hơn so với trước phẫu thuật, dù triệu chứng vẫn còn và chưa khỏi hẳn. Một số trường hợp viêm nặng gây tổn thương ốc tai trong thì triệu chứng ù tai nghe kém vẫn còn dù đã phẫu thuật.
Bảo Nhĩ Vương - Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn
Đối với người bị viêm tai giữa, tình trạng ù tai, nghe kém xuất hiện bên cạnh triệu chứng chảy dịch mủ, đau rát tai gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi. Với sự kết hợp của tinh hoa y học cổ truyền và kỹ thuật bào chế hiện đại đã tạo nên một Bảo Nhĩ Vương - hỗ trợ giảm ù tai, nghe kém khi bị viêm tai giữa ở người lớn.
Bảo Nhĩ Vương có thành phần dược liệu Sơn thù du có tác dụng giảm ù tai, giúp tăng cường thính lực hiệu quả. Đồng thời cải thiện thính lực do nhiều nguyên nhân khác nhau, bảo vệ ốc tai, vòi nhĩ tránh tái phát. Không những vậy, các thành phần Cối xay, Cốt toái bổ, Bạch quả, Sinh địa, Hoàng kỳ, Câu kỷ tử cho tác dụng “trong – ngoài” nhờ đó mà khả năng nghe hồi phục nhanh hơn.
Bảo Nhĩ Vương được các chuyên gia đầu ngành tin tưởng giới thiệu. BS Trần Quang Đạt, TS. Vũ Thị Khánh Vân khẳng định, Bảo Nhĩ Vương sản xuất chuẩn, tác động vừa bổ vừa tả giúp cải thiện sức nghe tốt hơn.